Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Tôn giáo luôn đồng hành, vì sự phát triển của dân tộc

Hạnh Nguyên - Hồng Diễm - 15:12, 20/05/2021

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có nhiều ứng cử viên tôn giáo, mỗi vị đang giữ trọng trách, nhiệm vụ của riêng mình trong lĩnh vực hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Song các vị đều có chung quan điểm : “Tôn giáo luôn đồng hành, vì sự phát triển của dân tộc”.

Phối sư Ngọc Hồng Thanh (thứ hai từ phải sang) tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử
Phối sư Ngọc Hồng Thanh (thứ hai từ phải sang) tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử

Phối sư Ngọc Hồng Thanh: Tôn giáo phải đồng hành cùng dân tộc .

Phối sư Ngọc Hồng Thanh (thế danh là Lê Phương Hồng), sinh năm 1947, ứng cử ĐBQH khóa XV tại đơn vị bầu cử số 2 gồm: thành phố Tây Ninh, thị xã Hòa Thành và các huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh.

Phối sư Ngọc Hồng Thanh chia sẻ, ông rất vinh dự khi được Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tin tưởng và được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh hiệp thương, giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV. Bản thân ông nhận thức rằng, ĐBQH đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra. 

Chính vì vậy, các chức sắc, tín đồ của đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh cũng phải là người công dân có trách nhiệm, tích cực cùng Nhân dân cả nước góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, phồn thịnh.

Được cử tri tin tưởng bầu làm ĐBQH, Phối sư sẽ chú trọng đến công tác chăm lo các vấn đề an sinh xã hội cho tín đồ, Nhân dân. “Là người tu hành lấy việc giúp khó trợ nghèo làm phương châm hành động, tôi sẽ trình Hội Thánh và vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, kết hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tiếp tục  hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, xây dựng khối đại đoàn kết, nhất là trong tôn giáo để cùng chăm lo đời sống tinh thần cho người dân"...

Vấn đề Phối sư Thanh trăn trở nữa, đó chính là đề cao giá trị đạo đức trong xã hội. Với tư cách là người đại biểu của Nhân dân, ông mong muốn góp thêm tiếng nói để có thể nêu cao tinh thần đạo đức trong cộng đồng, giữ vững các truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, của dân tộc.

“Năm nay tôi 74 tuổi, sinh sống và hành đạo trong vùng đất Thánh địa Tây Ninh, với tâm nguyện luôn gắn bó với quê hương, mong được đóng góp sức mình để phục vụ cho cộng đồng, xã hội. Luôn khắc ghi trong lòng, tôn giáo phải đồng hành cùng dân tộc”.

Ứng cử viên Néang Sâm Bô: Tin tưởng sẽ làm tốt công tác dân vận.

Ứng cử viên Néang Sâm Bô (thứ ba từ phải sang)
Ứng cử viên Néang Sâm Bô (thứ ba từ phải sang)

Ứng cử viên Néang Sâm Bô (sinh năm 1979), dân tộc Khmer. Chức vụ hiện nay: Trưởng phòng Dân tộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Chị ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh An Giang. Chị là nữ ứng cử viên duy nhất của tỉnh An Giang theo đạo Phật.

Theo chị Sâm Bô, Tri Tôn là huyện miền núi, có trên 62% người dân tộc Khmer sinh sống. Thời gian qua, với vai trò là Trưởng phòng Dân tộc và là đại biểu HĐND huyện nhiệm kì 2016 – 2021, chị Sâm Bô luôn quan tâm, triển khai thực hiện các vấn đề phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, chính sách giáo dục đào tạo, việc làm cho người DTTS. 

“Tôi là người dân tộc Khmer, theo đạo Phật, tôi tin tưởng mình sẽ làm tốt hơn công tác dân vận, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc khi tôi được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH khoá XV”, chị Sâm Bô khẳng định.

Thực hiện quyền vận động bầu cử của mình, chị Sâm Bô đã có chương trình hành động cụ thể và thiết thực, nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc đối với vùng đồng bào DTTS ở các huyện miền núi của tỉnh An Giang. 

Đặc biệt, với uy tín của mình, vừa là người con của đồng bào DTTS, vừa là thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang, chị Sâm Bô cũng đề ra các chương trình nhằm hỗ trợ phật tử, đồng bào DTTS tại các huyện miền núi của tỉnh.


Tin cùng chuyên mục
Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.