Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Top 5 trường đại học có doanh thu nghìn tỷ ở Việt Nam

Cát Tường - 09:36, 05/08/2022

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 5 trường đại học Việt Nam đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong đó có 3 trường tư thục. Hai đại học quốc gia vắng bóng trong top 10 doanh thu cao nhất.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thông tin được đưa ra trong báo cáo Hội nghị tự chủ giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức sáng 4/8, tại Hà Nội.

Trong số này, có 2 trường đại học tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; 3 trường tư thục tự chủ là Trường Đại học FPT, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Nếu tính trong top 10 trường tham gia khảo sát có tổng thu cao nhất, có 5 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP23 là: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh; 1 trường đại học công lập tự chủ (Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) và 4 trường đại học tư thục: Trường Đại học FPT, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Có 14 trường trong danh sách các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP trong danh sách 30 trường có tổng thu cao nhất năm 2021.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, đa phần các trường đại học tích cực triển khai tự chủ tài chính toàn diện và sâu rộng và đã thu được những kết quả tích cực; một số trường bước đầu tự chủ tài chính nên kết quả chưa đáng kể.

Đa số các trường cho rằng triển khai các chính sách tự chủ về học phí thuận lợi và đã mang lại tác động rất tích cực. Đồng thời, đa phần các trường (khoảng 90%) cho rằng các chính sách về tự chủ, quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ thuận lợi trong triển khai và chính sách mang lại tác động tích cực cho các trường.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.