Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ phá rừng pơ mu Quảng Nam

PV - 18:18, 29/01/2018

Tòa yêu cầu làm rõ một số nội dung như: Số cây pơ mu bị chặt hạ là 35 cây hay 41 cây...

Do xuất hiện chứng cứ mới tại tòa và có nhiều nội dung cần làm rõ nên Hội đồng xét xử vụ án “Vi phạm về khai thác và bảo vệ  rừng” liên quan đến việc chặt phá gỗ pơ mu xảy ra tại khu vực biên giới huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Phiên toà sơ thẩm xét xử vụ phá rừng pơ mu. Phiên toà sơ thẩm xét xử vụ phá rừng pơ mu.

Chiều 21/1, tại phiên tòa, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang bất ngờ thông báo có 35 cây gỗ pơ mu bị chặt hạ chứ không phải 41 cây như trong cáo trạng. Do đó, Hội đồng xét xử tuyên trả hồ sơ, điều tra bổ sung.

Chủ tọa phiên tòa yêu cầu làm rõ vai trò đồng phạm của Nguyễn Văn Thuận - là người làm công cho xưởng gỗ của Tiêu Hồng Tư tại Lào; Làm rõ có hay không việc điều tra viên Trịnh Minh Công bảo Quang khai lại là khu vực có gỗ pơ mu nằm sâu ở trên đất Lào để nhẹ tội cho Chính và làm rõ số cây pơ mu bị chặt hạ là 35 theo thông tin cung cấp mới của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang hay 41 cây theo biên bản khám nghiệm hiện trường.

Các bị cáo tại toà. Các bị cáo tại toà.

 

Liên quan đến vụ án trên, Tòa án Quân sự Khu vực I - Quân khu 5, đưa ra xét xử sơ thẩm (từ 19- 21/1/2018), bị cáo Lê Xuân Chính - Nguyên đồn phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, kiêm Trạm trưởng Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cùng 20 đồng phạm về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo khoản 2, điều 175 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Lê Xuân Chính và Nguyễn Văn Quang từ 30-42 tháng tù, Tiêu Hồng Tư từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, 18 bị cáo còn lại bị đề nghị xử phạt từ 24-30 tháng tù, trong đó 15 bị cáo có nhiệm vụ khai thác, vận chuyển gỗ thuê được đề nghị cho hưởng án treo. Ngoài ra, các bị cáo phải bồi thường thiệt hại hơn 3,2 tỉ đồng.

Theo cáo trạng, giữa Lê Xuân Chính và Nguyễn Văn Quang, 35 tuổi, trú xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam và Tiêu Hồng Tư- 49 tuổi, ở TP Hà Nội, là Giám đốc Công ty Cổ phần Minh Hà (trụ sở tại thành phố Đà Nẵng) có mối quan hệ thân thiết. Chính biết Tư đang cần người tìm gỗ và biết Quang có khả năng đi rừng tìm gỗ nên sắp xếp cho Tư và Quang gặp nhau nhiều lần để trao đổi việc tìm gỗ.

Một cây pơ mu bị đốn hạ. Một cây pơ mu bị đốn hạ.

 

Khoảng năm 2016, Quang vào rừng khảo sát, tìm gỗ pơ mu để khai thác. Sau khi tìm thấy vị trí có gỗ pơ mu ở khu vực khoảnh 3, khoảnh 8, Tiểu khu 351 rừng phòng hộ thuộc xã La Dêê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thì Chính, Quang thỏa thuận thống nhất với nhau về giá tiền công khai thác vận chuyển là 8 triệu đồng/m3.

Sau đó, Quang thuê các bị can từ Quảng Bình vào khai thác gỗ pơ mu là loại gỗ thuộc nhóm IIA (thực vật rừng quý hiếm, nguy cấp). Sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện, Chính thông báo cho Quang yêu cầu các bị can rút về quê và thúc giục các bị can bỏ trốn sang Lào nhưng Quang trốn một thời gian thì bị bắt tại TP. Hồ Chí Minh.

Hậu quả rừng phòng hộ sông Bung ở Tiểu khu 351 xã La Dêê, huyện Nam Giang bị các bị can chặt hạ, cưa xẻ 41 gốc cây gỗ pơ mu.

Lực lượng chức năng điều tra tại hiện trường. Lực lượng chức năng điều tra tại hiện trường.

 

Trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử, một số đối tượng, gồm: Nguyễn Văn Thắng (38 tuổi, ở tỉnh Quảng Bình) - cầm đầu nhóm chặt hạ cây pơ mu; Nguyễn Văn Sanh (34 tuổi, ở tỉnh Quảng Bình) - đứng đầu nhóm vận chuyển gỗ pơ mu; Nguyễn Văn Quang (34 tuổi, ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) là người thuê nhóm khai thác và vận chuyển gỗ pơ mu; Tiêu Hồng Tư là người cung cấp tiền cho Nguyễn Văn Quang và Lê Trọng Dương (48 tuổi, trú tỉnh Quảng Bình) trực tiếp chặt gỗ. Các đối tượng này bị bắt khi đang bỏ trốn./.

THEO VOV

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.