Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Media
Trải nghiệm Lễ hội cầu mưa của dân tộc Thái ở Sơn La
Kim Anh
-
07:38, 09/05/2022
Lễ hội cầu mưa được tổ chức vào ngày 15/2 âm lịch hàng năm là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm đối với đồng bào dân tộc Thái. Lễ cầu mưa tổ chức với ý nghĩa cầu cho dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời giáo dục các thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.
Tweet
04-05-2022
Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam
17-04-2022
Tái hiện Lễ cầu phúc, cầu an của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên
Lễ hội cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu (Sơn La) là một trong những lễ nghi nông nghiệp nhằm gửi gắm tới các thế hệ con cháu về thông điệp bảo vệ và tôn trọng môi trường sống
Trước ngày diễn ra Lễ cầu mưa, dân làng cùng tập trung đến một bãi đất rộng ở đầu bản để dựng một cây nêu. Cây nêu được trang trí những hình con chim, con ve... đan bằng nan, bên cạnh những cái lồng nhỏ đặt trứng gà, vỏ ốc, vỏ trai..., thể hiện sự khó khăn của cuộc sống thiếu nước, do thời tiết khắc nghiệt
Sau đó, dân làng chuẩn bị những đồ lễ vật để thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu mưa. Đồ cúng gồm măng đắng, chuối xanh, cơm lam, cá xông khói, bánh chưng, bánh ít uôi, gạo nếp, gà luộc…
Sáng sớm hôm đó, khi mặt trời ló rạng, thầy cúng sẽ dẫn một bà góa trong bản quẩy đôi gánh buộc những ống bương đựng nước đi tới từng nhà gọi chị em phụ nữ cùng ra mó nước. Bà góa cùng các chị em độ tuổi trung niên trong bản ra mó nước thực hiện lễ với thổ địa và thần linh- nghi lễ đầu tiên của Lễ cầu mưa và xin phép gánh nước về
Sau khi cúng thổ địa và thần linh ở mó nước xong, bà góa cùng đoàn chị em phụ nữ sẽ múc nước đem về
Khi đoàn đi lấy nước trở về tới địa điểm diễn ra Lễ cầu mưa, một người đại diện cho ông Then ngồi phía trên, hướng mặt về phía lễ. Thầy mo ngồi dưới, cùng với những người vừa đi lấy về, dân bản ngồi xung quanh phía sau. Nước lấy về được dựng vào quanh cây nêu
Thầy mo đọc bài cúng kể cho ông Then biết nỗi khổ của dân làng khi không có mưa. Kết thúc bài cúng, ông Then sẽ tuyên bố ban nước và cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sau đó ông Then bưng chậu nước đi vòng quanh, vừa đi vừa vẩy nước vào tất cả những người dự lễ. Kết thúc Lễ hội cầu mưa, dân bản cùng nhau ca hát, xòe và chơi các trò chơi dân gian truyền thống...
Kết thúc Lễ hội cầu mưa, dân bản cùng nhau ca hát, xòe và chơi các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Thái
Lễ hội Kin Pang của người Thái Đen Lai Châu
lễ hội cầu mưa
dân tộc Thái
Lễ hội cầu mưa của dân tộc Thái
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực vùng cao Sơn La tại Hà Nội
Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc trong xây dựng môi trường văn hóa
Giới thiệu 100 bức ảnh đẹp về sen trong đời sống văn hóa Việt Nam
Tin cùng chuyên mục
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Tin trong ngày - 6/12/2023
Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông
Cải thiện chứng rối loạn lo âu
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)
Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình
Diện mạo mới ở vùng cao Đồng Lâm: Đường lớn đã mở ... (Bài 2)
Diện mạo mới ở vùng cao Đồng Lâm: Từ chủ trương đúng (Bài 1)
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Phát huy nguồn lực các tôn giáo (Bài 3)
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Phục dựng nhiều nghi lễ truyền thống gắn với phát triển du lịch (Bài 3)
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để gìn giữ và trao truyền: Biến di sản thành tài sản (Bài 3)