Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trao tặng tiêu bản Trống đồng Đông Sơn cho trường học để giáo dục lịch sử

NA (T/h) - 22:16, 18/02/2022

Ngày 18/2, Quỹ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam tiến hành trao tặng tiêu bản bảo vật văn hóa Trống đồng Ngọc Lũ - Đông Sơn cho hệ thống trường Phổ thông Liên cấp Alfred Nobel. Đây là một hoạt động thuộc chương trình giáo dục di sản trong nhà trường đang được các trường học tích cực hưởng ứng.

Quỹ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam tiến hành trao tặng tiêu bản bảo vật văn hóa Trống đồng Ngọc Lũ - Đông Sơn cho Hệ thống Phổ thông Liên cấp Alfred Nobel (Ảnh : BTT)
Quỹ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam tiến hành trao tặng tiêu bản bảo vật văn hóa Trống đồng Ngọc Lũ - Đông Sơn cho Hệ thống Phổ thông Liên cấp Alfred Nobel (Ảnh : BTT)

PGS. TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội di sản Văn hóa Việt Nam, cho biết: Bảo vật Trống đồng Ngọc Lũ - Đông Sơn chính là di vật biểu tượng của thời kỳ hình thành và phát triển của nền văn minh Việt cổ.

Với vai trò một quỹ xã hội hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích và góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, Quỹ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện trao tặng tiêu bản bảo vật văn hóa Trống đồng Ngọc Lũ - Đông Sơn cho một trường học với mong muốn có sự giao thoa, trao đổi và cùng đào tạo kiến thức lịch sử cho các học sinh trong nước và quốc tế tại trường.

Đón nhận món quà quý “Trống đồng Đông Sơn” từ Hội di sản Văn hóa Việt Nam, thay mặt cho nhà trường, bà Hoàng Thị Ngọc Mai, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống Phổ thông Liên cấp Alfred Nobel xúc động và cam kết sẽ trưng bày, tiếp tục lan toả các giá trị tốt đẹp của văn hoá lịch sử, đưa các phẩm vật truyền thống vào trong các bài học lịch sử và rèn luyện các học sinh thêm trân quý giá trị văn hoá ông cha ta để lại.

Đánh giá cao tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục văn hóa trong trường học, Tiến sĩ Đặng Thị Bích Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhấn mạnh: “Nhà trường phải vừa là trung tâm giáo dục vừa là trung tâm văn hóa. Như vậy, việc đưa một hiện vật văn hóa vào nhà trường sẽ giúp các học sinh thêm hiểu về nền văn minh cách đây hàng nghìn năm, từ đó tiếp tục học tập, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, gìn giữ và lan tỏa sức sống của di sản cho các thế hệ học sinh”.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.