Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trên 200.000 học sinh Điện Biên tựu trường

P. Ngọc - 16:19, 01/09/2021

Hôm nay ngày 1/9/2021 hơn 200.000 học sinh tỉnh Điện Biên đã tựu trường. Để phòng, chống dịch bệnh, các trường đã thực hiện linh hoạt các biện pháp đón học sinh trong ngày tựu trường, đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh.

Trong ngày tựu trường các thầy cô giáo, các học sinh và phụ huynh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như đo thân nhiệt, sát khuẩn tay...
Trong ngày tựu trường các thầy cô giáo, các học sinh và phụ huynh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như đo thân nhiệt, sát khuẩn tay...

Năm học 2021-2022, toàn tỉnh Điện Biên có 203.555 học sinh các cấp, trong đó: bậc mầm non là 58.081 trẻ. Bậc tiểu học là 75.496 học sinh. Bậc trung học cơ sở là 46.817 học sinh; bậc trung học phổ thông là 19.459 học sinh; bậc giáo dục thường xuyên là 937 học viên.

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nên trước khi tựu trường các trường đều làm tốt công tác phun phòng, khử khuẩn vệ sinh trường lớp học, tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch.

Tại Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (thành phố Điện Biên Phủ), học sinh được chia ca để tựu trường. Theo đó, buổi sáng trường đón học sinh khối lớp 1, 2, 3; các khối 4, 5 sẽ tựu trường vào buổi chiều.

Đối với Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ), do là trường bán trú nên để đảm bảo an toàn dịch bệnh, nhà trường chỉ tổ chức đón học sinh tại điểm bản tựu trường. Sáng nay học sinh ở bản nào sẽ tựu trường tại điểm bản đó. Các em chỉ đến để nhận lớp, nhận giáo viên và tham gia vệ sinh lớp học. Vì thế học sinh ở các điểm xa, phải ở bán trú thì chưa phải tựu trường trong hôm nay. 

Ngày đầu đến tựu trường các thầy cô giáo, các học sinh và phụ huynh đều đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt... theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.