Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Triển lãm “Gạch nối” và những sáng tạo từ nền tảng văn hóa dệt thổ cẩm

Nguyệt Anh (T/h) - 16:31, 10/12/2021

Triển lãm “gạch nối” giúp công chúng hiểu hơn về quá trình thực hiện dự án "Nâng cao năng lực cho nhóm phụ nữ dân tộc tại Mai Châu, Hòa Bình trong phát triển văn hóa bền vững" để tạo ra những sản phẩm mới trên nền tảng văn hóa dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái nới đây.

Sinh viên ngành Quản trị doanh nghiệp thời trang đã nghiên cứu và thiết kế trên 21 mẫu túi, 18 mẫu trang phục và 12 mẫu hoa văn ứng dụng các yếu tố văn hóa vào trong các thiết kế mang phong cách hiện đại. (Nguồn: BTC)
Sinh viên ngành Quản trị doanh nghiệp thời trang đã nghiên cứu và thiết kế trên 21 mẫu túi, 18 mẫu trang phục và 12 mẫu hoa văn ứng dụng các yếu tố văn hóa vào trong các thiết kế mang phong cách hiện đại. (Nguồn: BTC)

Triển lãm trực tuyến Gạch nối với hai chủ đề Khơi nguồn ý tưởngChung sức cùng cộng đồng, đánh dấu bước đầu thành công của dự án "Nâng cao năng lực cho nhóm phụ nữ dân tộc tại Mai Châu, Hòa Bình trong phát triển văn hóa bền vững". Triển lãm mở cửa từ ngày 10/12/2021 - 10/3/2022, do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Đại học RMIT tổ chức thực hiện cùng với Cơ sở Bảo trợ Xã hội Thuận Hòa.

Triển lãm mang đến tiếng nói, sự trăn trở trong việc cố gắng thích ứng, bắt kịp nhịp sống hiện đại của nhóm phụ nữ Thái nơi đây trong quá trình thực hiện sứ mệnh bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc mình; đồng thời lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ đến với mọi người.

Được thực hiện từ năm 2020, dự án Nâng cao năng lực cho nhóm phụ nữ dân tộc tại Mai Châu, Hòa Bình trong phát triển văn hóa bền vững hướng tới mục tiêu hỗ trợ giải quyết khó khăn cho nhóm phụ nữ DTTS, đồng thời giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa dệt thổ cẩm truyền thống độc đáo của dân tộc Thái.

Mỗi đối tác tham gia dự án là một mắt xích quan trọng, thể hiện được thế mạnh và vai trò của mình. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiên phong với vai trò điều phối, là cầu nối để cùng tìm tiếng nói chung và đưa ra những giải pháp thực tế cho các ý tưởng thiết kế phù hợp.

Đại học RMIT Việt Nam với sự tham gia của 50 sinh viên năm thứ nhất ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang đã nghiên cứu, thiết kế trên 21 mẫu túi, 18 mẫu trang phục và 12 mẫu hoa văn các loại mang phong cách hiện đại và tính ứng dụng cao trên nền các di sản văn hóa dệt truyền thống lâu đời của người Thái.

Cơ sở Bảo trợ Xã hội Thuận Hòa tiếp thu hiện thực hóa những ý tưởng, thiết kế mới để tạo ra những sản phẩm vào sản phẩm đậm đà bản sắc mà vẫn mang hơi thở đương đại.

Triển lãm trực tuyến “Gạch nối” thực hiện trên nền tảng Kunstmatrix. (Nguồn: BTC)
Triển lãm trực tuyến “Gạch nối” thực hiện trên nền tảng Kunstmatrix. (Nguồn: BTC)

Giáo sư Julia Gaimster - Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT chia sẻ: “Đại học RMIT cam kết hỗ trợ cộng đồng và mong muốn sử dụng chuyên môn và nguồn lực của trường để hỗ trợ việc bảo tồn nghề thủ công truyền thống và di sản của Việt Nam, cũng như giải quyết những thách thức ngày càng gia tăng trong đại dịch gần đây - khiến nhiều nhà sản xuất nhỏ trong cộng đồng gặp rủi ro”.

Được biết, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cùng Đại học RMIT và các bên sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhóm phụ nữ dân tộc Thái tại Hòa Bình để thực hiện giai đoạn tiếp theo là đưa ra thị trường những sản phẩm đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống và hiện đại.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.