Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Triển lãm "Niêm hoa" hưởng ứng Đại lễ Phật Đản năm 2023

Anh Trúc - 15:41, 24/05/2023

Sau khi trưng bày tại Hà Nội và Hội An (Quảng Nam), triển lãm nghệ thuật "Niêm hoa" của nhóm họa sĩ G39 sẽ đến với xứ Huế mộng mơ.

Các tác phẩm của các tác giả được trưng bày tại triển lãm lần này
Các tác phẩm của các tác giả được trưng bày tại triển lãm lần này

Triển lãm là hoạt động hưởng ứng Đại lễ Phật đản năm nay, sẽ diễn ra từ ngày 6 - 23/6 ở không gian Lan Viên Cổ Tích (94 - 98 Bạch Đằng, Tp. Huế).

"Niêm hoa" lấy tên từ tích truyện "Niêm hoa vi tiếu," kể về sự ra đời của thiền trong Phật giáo. "Niêm hoa vi tiếu" còn có tên đầy đủ là "Niêm hoa thuấn mục phá nhan vi tiếu," có nghĩa là: Đưa hoa ra, trong chớp mắt thì gương mặt bỗng mỉm cười.

Chuyện kể rằng trong một buổi giảng pháp đặc biệt cho các học trò xuất chúng, Đức Phật không thuyết giảng bằng văn tự mà chỉ truyền tâm. Trên tay ngài cầm một bông sen. Cả lớp lặng lẽ dõi theo bông sen, lặng thinh, duy nhất có tôn giả Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Từ giây phút đó, thiền ra đời.

"Theo quan niệm của nhà Phật, thì ai cũng có Phật tính. Ngọn cỏ còn có Phật tính huống chi... Đi tu là trở về mình, đi tu là tìm cái bản lai diện mục của chính mình chứ không phải là đi đến tận đâu. Thấy tâm, thấy tính thì thành Phật. Điều này là cốt tử. Làm nghệ thuật cũng y như vậy. Nghệ sĩ là kẻ đi tìm mình, tìm vân tay của mình, tìm ra cách kể, cách hát, cách vẽ riêng của mình. Rốt ráo thì phong cách là niết bàn", họa sĩ - giám tuyển Lê Thiết Cương nói.

Tại Huế, triển lãm sẽ giới thiệu trên 40 tác phẩm tranh, tượng, gốm và áo bông.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.