Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Hoàng Chính - Vũ Mừng - 06:42, 26/06/2024

Xã Quyết Tiến là một trong những địa phương có diện tích trồng cây rau màu lớn nhất của huyện Quản Bạ (Hà Giang). Đặc biệt, những năm gần đây, việc liên kết bao tiêu đầu ra sản phẩm nông nghiệp đang giúp người nông dân yên tâm canh tác, tạo nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, nổi bật là mô hình trồng dưa chuột liên kết.

Tại thôn Tân Tiến, xã Quyết Tiến, gia đình ông Ngũ Chính Hùng có khoảng 7.000 m2 diện tích gieo trồng cây dưa chuột. Thời gian qua, mặc dù trên địa bàn tỉnh Hà Giang có mưa lớn dài ngày, ảnh hưởng tới năng suất của cây dưa, nhưng chất lượng quả vẫn được đảm bảo. Ước tính năm nay, năng suất dưa chuột đạt 40 tấn/ha.

Ngoài diện tích dưa của gia đình, ông Hùng hiện đang liên kết với 40 hộ gia đình khác tại xã Tùng Vài và 10 hộ gia đình xã Quyết Tiến để bao tiêu đưa sản phẩm dưa chuột cho người nông dân đến các thị trường ngoài tỉnh.

Ông Hùng chia sẻ: 3 năm trở lại đây, gia đình ông đã chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng cây dưa chuột và cây cà chua; canh tác theo hình thức gối vụ. Đối với người nông dân, việc trồng dưa liên kết trong bao tiêu sản phẩm, sẽ giúp người nông dân an tâm canh tác mà không lo về đầu ra.

Gia đình anh Ngũ Chính Phú, thôn Tân Tiến, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang canh tác khoảng 7.000 mét vuông dưa chuột, hiện nay dưa đang cho thu hoạch
Gia đình anh Ngũ Chính Phú, thôn Tân Tiến, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang canh tác khoảng 7.000 mét vuông dưa chuột, hiện nay dưa đang cho thu hoạch

Toàn xã Quyết Tiến hiện có khoảng 128 ha cây dưa chuột đang cho thu hoạch, với 5 - 6 nhóm liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. Để quả dưa chuột đảm bảo các tiêu chí về kích thước, chất lượng đưa đến thị trường khách hàng, các nhóm liên kết tiêu thụ dưa chuột tại địa phương đều hợp tác với các công ty nông nghiệp có uy tín trong nước,  thực hiện quy trình khép kín từ việc cung cấp giống, hướng dẫn Nhân dân làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm.

Anh Triệu Văn Hòa - đơn vị liên kết tiêu thụ dưa chuột tại Thành phố Hà Nội thông tin: Đơn vị chúng tôi đã cử nhân viên kỹ thuật nông nghiệp từ Hà Nội lên huyện Quản Bạ trực tiếp hướng dẫn các kỹ thuật trồng, chăm sóc cho các hộ dân liên kết. Đơn vị đã tiến hành ký kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm dưa chuột của các hộ gia đình thực hiện hình thức liên kết với chúng tôi. Việc đảm bảo mức giá khoảng 5.000 đồng/kg trở lên, là người trồng dưa đã có thu nhập ổn định.

Chia sẻ của người trồng dưa chuột liên kết tại xã Quyết Tiến, giá bán dưa chuột tại vườn sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm, nhưng trung bình sẽ có giá từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Theo ghi nhận của phóng viên hiện nay, giá dưa chuột tại vườn của người dân được thu mua với giá khá từ 12.000 - 14.500 đồng/kg. Mỗi ngày, toàn xã Quyết Tiến xuất ra thị trường khoảng trên 40 tấn quả dưa chuột, chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường Hà Nội. 

Thông tin với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tuân - Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến, cho biết: Quyết Tiến là một trong những địa phương có diện tích trồng cây rau màu lớn nhất của huyện Quản Bạ, với tổng diện tích là trên 3.000 ha. Từ năm 2019, người dân trên địa bàn xã đã thành lập nhóm liên kết trồng dưa với 9 tổ thu hút sự tham gia của hơn 80 hộ gia đình ở 6 thôn, trong đó liên kết với Công ty Dưa vùng miền tỉnh Bắc Ninh trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Theo tính toán sơ bộ của người trồng, trung bình mỗi ha dưa chuột sau khi trừ chi phí, giống và công chăm sóc sẽ cho thu nhập 200 - 240 triệu đồng. Nhiều hộ gia đình tại địa phường nhờ cây dưa chuột đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Điển hình trong năm 2023, hộ gia đình ông Vàng Thống Cáo, thôn Bó Lách đã có thu nhập 600 triệu đồng nhờ canh tác dưa chuột.

Thời điểm hiện tại, xã Quyết Tiến đang bước vào vụ chính thu hoạch và tiêu thụ dưa nên hoạt động thu hái dưa tại đây diễn ra sôi động. Nông dân phấn khởi vì dưa được giá, cùng đầu ra ổn định. Đây sẽ là điều kiện để xã Quyết Tiến cũng như người dân địa phương có thể triển khai nhân rộng hơn mô hình trồng dưa leo liên kết, từng bước tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Cao Bằng: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.