Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Trồng nho kiểng thu nhập cao

PV - 10:37, 23/01/2018

Anh Nguyễn Văn Hòa là nông dân trẻ đam mê nghề trồng nho, ghép cành nho giống ở thôn Vạn Phước (Phước Thuận, Ninh Phước, Ninh Thuận). Hiện trại nho của anh có trên mười ngàn chậu nho kiểng chuẩn bị đưa ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất- 2018.

Chúng tôi tìm gặp anh Nguyễn Văn Hòa chủ trại nho giống Bảy Sành. Anh vừa vào các tỉnh phía Nam kết nối đại lý cung ứng nho kiểng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới. Từ nghề chuyên cung cấp gốc nho dại và ghép cành nho giống thương phẩm, anh chuyển sang nghiên cứu sản xuất nho gốc bon- sai và nho kiểng cung cấp cho thị trường vào dịp Tết Nguyên đán.

Nông dân trẻ Nguyễn Văn Hòa đang chăm sóc nho kiểng. Nông dân trẻ Nguyễn Văn Hòa đang chăm sóc nho kiểng.

 

Để có được chậu nho kiểng “bắt mắt” đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ tháng 6 âm lịch, anh chuẩn bị bầu và cắt cành nho dại giâm cho bén rễ, nẩy lá tạo dáng nền cho chậu kiểng. Vào tháng 9 âm lịch, anh tìm các chủ vườn nho cắt cành thu hoạch bán nho trái vào dịp Tết Nguyên đán để thương lượng mua bao trọn giàn. Khi nho bắt đầu đơm bông kết trái, anh Hòa dùng đất mùn bao chùm khoảng 20-30cm.

Khi cành nho ra rễ tại vị trí bao đất cũng là lúc chùm nho vừa chín tới. Anh cắt cành nho mang chùm trái chín được nuôi bởi bầu rễ cho vô chậu kiểng đã tạo dáng lá bằng gốc nho dại trước đó.

Với chiều cao thân nho dại khoảng 50- 60cm cành lá xanh biếc làm “chỗ dựa” cho 3-4 chùm nho đỏ tạo nên chậu nho kiểng chưng Tết rất đẹp mắt. Chậu nho kiểng chăm sóc chu đáo có thể mang trái chín đến hết tháng Giêng âm lịch.

Anh Nguyễn Văn Hòa cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu vừa qua, anh tiêu thụ 4.000 chậu nho kiểng chủ yếu tại thị trường các tỉnh phía Nam, giá bán trung bình 150 ngàn đồng/chậu. Tết năm nay, anh tăng số lượng lên gấp 3 lần và mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc.

Nghề sản xuất nho kiểng tuy công phu, vốn đầu tư khá lớn nhưng bù lại lợi nhuận cũng cao hơn so với cung cấp gốc nho dại và ghép cành nho giống thương phẩm. Hiện cơ sở cây giống của gia đình anh tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương có thu nhập trung bình 5-7 triệu đồng/tháng.

Hơn 20 năm gắn bó với cây nho, anh Nguyễn Văn Hòa được chủ cơ sở nho giống Sáu Lang nhiều lần mời qua Campuchia làm chuyên gia ghép cành nho cho nông dân nước bạn. Anh yêu thích cây nho, chỉ cần nhìn thấy hình thái, màu da của thân hom hoặc dáng lá là anh có thể gọi đúng tên của các giống nho được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh. “Tôi sản xuất nho kiểng chưng Tết với ước mong quảng bá hình ảnh cây nho quê hương Ninh Thuận đến người dân trong cả nước.

Sản phẩm nho kiểng của tôi cung cấp bảo đảm dáng đẹp, trái chín lâu được người tiêu dùng ưa chuộng trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về”, nông dân trẻ Nguyễn Văn Hòa chia sẻ.

SƠN NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.