Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh trong "cơn bão" dịch

Lê Vũ – Lê Thuận - 08:20, 26/08/2021

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã dẫn đến rất nhiều khó khăn cho ngành Giáo dục trong thời gian qua. Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh cũng gặp nhiều khó khăn với những đặc thù riêng, vì đa số sinh viên là con em đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa và các lưu học sinh. Do đó, nhà trường vừa phải đảm bảo kế hoạch, chất lượng công tác giảng dạy, vừa ổn định tư tưởng, đảm bảo đời sống cho học sinh và cán bộ công nhân viên trong tâm dịch.

Đại diện nhà trường tiếp nhận các phần quà hỗ trợ từ các đơn vị hảo tâm. (Ảnh Nhà trường cung cấp)
Đại diện nhà trường tiếp nhận các phần quà hỗ trợ từ các đơn vị hảo tâm. (Ảnh Nhà trường cung cấp)

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh 

Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh đứng chân trên địa bàn Quận 5 của Tp. HCM. Đây là khu vực bị ảnh hưởng khá nặng nề do dịch Covid-19 gây ra; Đồng thời, cũng là khu vực phát sinh nhiều ổ dịch kể từ khi đợt dịch thứ 4 bắt đầu bùng phát mạnh vào cuối tháng 5/2021. 

Đứng trước tình hình đó, để đảm bảo cho công tác giảng dạy nhà trường đã tiến hành cho các học sinh học tập theo hình thức trực tuyến; thực hiện nghiêm các biện pháp và quy định về an toàn phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là đối với khu vực Ký túc xá dành cho sinh viên và các lưu học sinh.

Vì ở giữa tâm dịch với những diễn biến vô cùng phức tạp, nên việc có các ca F0 trong học sinh, sinh viên và cán bộ, nhân viên là rất khó tránh khỏi. Nhưng nhà trường đã nhanh chóng phối hợp với các lực lượng chức năng và y tế, nhanh chóng triển khai các giải pháp cách ly, điều trị, đến nay tình hình đã hoàn toàn ổn định.

ThS. Lê Hữu Thức, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, có 6 em là sinh viên người DTTS  thuộc diện F0, nhưng đã được điều trị và đã khỏi bệnh, các em đã xuất viện. Còn 19 em là lưu học sinh Lào, Campuchia còn đang trong quá trình điều trị. Về cán bộ nhân viên nhà trường, có 3 trường hợp F0, nhưng là bị nhiễm bệnh tại địa phương nơi sinh sống, 3 trường hợp này cũng đang được điều trị tại bệnh viện. 

"Khi nắm được thông tin các ca bệnh, Ban Giám hiệu nhà trường đều phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức tặng quà, thăm hỏi động viên, hỗ trợ cuộc sống cho tất cả các trường hợp kể cả cán bộ và học sinh, sinh viên”, ông Thức cho biết.

Hiện nay, Ký túc xá Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh có 179 học sinh, sinh viên, lưu học sinh Lào và Campuchia đang ở nội trú. Nhà trường cũng đang thực hiện nghiêm ngặt việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cho các học sinh, áp dụng nghiêm túc việc giãn cách, cách ly các phòng của ký túc xá. Mọi vấn đề về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm sinh hoạt của các em đều được nhà trường cung cấp đầy đủ.

Đại diện BCH Đoàn thanh niên của trường cũng cho biết thêm, thời gian vừa qua, nhà trường cũng đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, vận động các nguồn lực từ mạnh thường quân để giúp học sinh, sinh viên, lưu học sinh an tâm vượt qua đại dịch. Ngoài thực phẩm và nhu yếu phẩm, gần đây nhất Ban Thanh niên Trường học Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cũng đã hỗ trợ kịp thời các vật tư y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ, kính chống giọt bắn, găng tay, thuốc điều trị tại nhà… để góp phần hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Ký túc xá của trường.

Đội sinh viên xung kích tình nguyện nấu và phát cơm cho Ký túc xá của trường trong những ngày giãn cách phòng chống dịch Covid-19. (Ảnh Nhà trường cung cấp)
Đội sinh viên xung kích tình nguyện nấu và phát cơm cho Ký túc xá của trường trong những ngày giãn cách phòng chống dịch Covid-19. (Ảnh Nhà trường cung cấp)

Đảm bảo kế hoạch và chất lượng đào tạo

Song song với việc phòng chống tốt dịch bệnh, nhà trường cũng đang gấp rút tiến hành các kế hoạch cho công tác tuyển sinh năm học 2021 - 2022. Theo thông tin từ Phòng Đào tạo của trường, năm nay, Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh sẽ tuyển sinh 570 chỉ tiêu trong cả nước các khối A, A1, B, C, D1 với 2 hình thức: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT và Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia. Thời gian tuyển sinh: Từ tháng 8/2021 hết ngày 27/9/2021, trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển trước ngày 30/9/2021.

Được biết, Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh, là 1 trong 4 trường trường chuyên biệt trong cả nước, được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh thuộc các diện ưu tiên, chính sách như hệ Dự bị đại học Dân tộc, Cử tuyển và xét tuyển thẳng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP nhằm tăng cường việc tạo nguồn cán bộ cho vùng cao, vùng khó khăn, vùng DTTS.

 Đối tượng học sinh được tuyển vào hệ Dự bị Đại học là người DTTS có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1 và được hưởng ưu tiên tại Khu vực 1 quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học sinh trúng tuyển vào hệ Dự bị Đại học sau 1 năm học đạt yêu cầu, sẽ được phân bổ vào các trường Đại học Y Dược TP. HCM, Y Dược Cần Thơ, Khoa Y Dược Đại học Tây Nguyên, ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, Y Đại học Huế, Khoa Y Dược Đại học Trà Vinh; Các trường thuộc Đại học quốc gia TP. HCM; Các trường Đại học: Kinh tế, Luật; Ngân hàng, Ngoại thương, Giao thông vận tải, Sư phạm Kỹ thuật, Nông Lâm, Công nghiệp. Công nghiệp Thực phẩm, Văn hóa, Tài chính Marketing; Các trường đại học ở địa phương: Cần Thơ, Đà Lạt, Trà Vinh,...

Trong năm học dự bị, học sinh được hưởng các chế độ chính sách theo Thông tư 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT: Miễn tiền học phí và ở ký túc xá miễn phí; hàng tháng được nhận học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước; nhận học phẩm đầu năm học; được hỗ trợ tiền tàu xe 2 lượt về quê.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.