Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trường PTDTNT-THCS Định Hóa (Thái Nguyên): Nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Vân Khánh - 14:14, 23/01/2023

Với nhiệm vụ là giảng dạy, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh con em đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, thời gian qua, Trường Phổ thông dân tộc nội trú - Trung học cơ sở Định Hóa (PTDTNT - THCS) đã có nhiều cố gắng trong nâng cao chất lượng dạy và học, qua đó góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Học nhóm tại ký túc xá là cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm và nâng cao tính tập thể hơn.
Học nhóm tại ký túc xá là cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm và nâng cao tính tập thể hơn.

Trường PTDTNT-THCS Định Hóa chính thức được thành lập ngày 31/12/2014 thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên quản lý. Ngày 1/7/2018, Trường được tách ra từ Trường THPT Bình Yên và được giao về UBND huyện Định Hóa quản lý. 

Trong năm học 2021 - 2022, nhà trường có 368 học sinh, với 12 lớp đã đạt được nhiều thành tích cao, hơn 109 học sinh đạt học lực xuất sắc; 30 học sinh giỏi toàn diện; 141 học sinh tiên tiến; 24 học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hóa, thể thao, khoa học kỹ thuật; học sinh giỏi cấp tỉnh có 9 giải; 38 học sinh giỏi cụm trường.

Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Trần Thị Thủy - giáo viên bộ môn Ngữ Văn cho biết: Huyện Định Hóa có nhiều học sinh là con em các DTTS, điều kiện sống còn khó khăn. Chính vì vậy, nhà trường luôn quan tâm và tạo môi trường học tập, sinh hoạt tập trung cho các em. Đến nay, nhà trường đã trang bị đầy đủ phòng để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng, phụ đạo, tổ chức học 2 buổi thuận lợi hơn, đủ các điều kiện để đáp ứng tốt các hoạt động giáo dục, giúp các em đạt được những kết quả cao trong học tập.

Hào hứng khoe về môi trường học tập mới, em Ma Thị Quỳnh - học sinh lớp 7A1 cho biết, các em luôn được các thầy cô giáo tận tâm  giảng dạy, giúp chúng em hiểu sâu hơn trong các môn học. Không những vậy, thầy cô còn tạo điều kiện và hướng dẫn cho các em tham gia các môn học ngoại khóa như trồng hoa, cây cảnh, làm vườn rau, phát huy các ngành nghề truyền thống, văn hóa dân tộc, thông qua đó chúng em cũng hiểu hơn về bản sắc văn hóa các dân tộc anh em.

(Bài Tết Ban Chuyên đề HĐ 5,4 triệu) Trường PTDTNT – THCS Định Hoá (Thái Nguyên): Nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 1
Bữa ăn của các em tại trường luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

Ông Phùng Đức Lai - Hiệu trưởng Trường PTDTNT -THCS Định Hóa cho biết: Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng nhà trường luôn cố gắng hoàn thiện cơ sở vật chất tốt nhất, đáp ứng nhu học tập của con em đồng bào trong khu vực. Ngoài những tiết học cơ bản, trường đã chú trọng đến giáo dục văn hóa cho các em. 

"Việc giáo dục văn hóa, giáo dục kỹ năng sống kết hợp với việc đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trong tiết học đã góp phần nâng cao ý thức cho học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình", thầy Phùng Đức Lai chia sẻ.

(Bài Tết Ban Chuyên đề HĐ 5,4 triệu) Trường PTDTNT – THCS Định Hoá (Thái Nguyên): Nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 2
Lớp học được trang bị thiết bị dạy học hiện đại

Những kết quả đạt được đã khẳng định những nỗ lực của tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các em học sinh của trường. Tin tưởng rằng, với tiền đề này, cùng với sự quan tâm của ngành Giáo dục và đào tạo, của chính quyền địa phương, thầy trò Trường PTDTNT-THCS Định Hoá sẽ quyết tâm giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.