Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đại Từ (Thái Nguyên): Khai thác giá trị bản sắc văn hóa Dao trong phát triển du lịch

Thiên An - Mỹ Dung - 09:09, 27/12/2022

Thời gian qua, ngành Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đưa văn hóa truyền thống của đồng bào Dao trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch, đem lại hiệu quả thiết thực.

Việc đưa văn hóa truyền thống của đồng bào Dao hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế (Ảnh minh họa)
Đưa văn hóa truyền thống của đồng bào Dao thành các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế (Ảnh minh họa)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 32 nghìn người dân tộc Dao, chiếm 8,42% tổng số đồng bào DTTS; sinh sống rải rác ở tất cả 9 huyện, thành phố. Đặc biệt, ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ, nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình, và cũng là một trong những địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao quần chẹt. 

Những năm gần đây, nhiều người dân địa phương, trong đó có đồng bào Dao  đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình nghỉ dưỡng, nhà hàng phục vụ du khách kết hợp với du lịch trải nghiệm, đặc biệt bà con còn gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, lấy đó làm sản phẩm du lịch riêng có, thu hút du khách.

Hợp tác xã Quân Chu, là một trong những hợp tác xã tiêu biểu trong việc đầu tư các mô hình du lịch tại huyện Đại Từ. Anh Triệu Tiến Tư, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Là một trong khoảng 20 hộ gia đình dân tộc Dao ở xóm Hòa Bình, đầu năm 2019 anh đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo nông trại của gia đình, thành lập hợp tác xã Quân Chu. Sản phẩm chính của HTX là chè và dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng. "Hoạt động của HTX vẫn lấy nông nghiệp làm gốc, có kết hợp thêm hoạt động trải nghiệm bản sắc văn hóa của dân tộc Dao. ”, anh Tư chia sẻ.

Cũng như Hợp tác xã Quân Chu, những chủ vườn cây ăn quả ở xã Hoàng Nông (Đại Từ), cũng gắn phát triển du lịch nông nghiệp với văn hóa truyền thống của đồng bào Dao. Du khách được chụp ảnh cùng bà con với bộ trang phục truyền thống, nghe những bài hát ca ngợi cảnh đẹp, quê hương …

Trải nghiệm vườn cây ăn quả cũng là một trong những trải nghiệm thú vị dành cho du khách
Trải nghiệm vườn cây ăn quả cũng là một trong những trải nghiệm thú vị dành cho du khách

Anh Hoàng Anh Tuấn, một du khách đến từ tỉnh Quảng Ninh hào hứng kể, đây là lần thứ hai anh và gia đình, bạn bè đi chơi ở khu du lịch nghỉ dưỡng tại Đại Từ. "Cảnh quan nơi đây rất đẹp; gia đình tôi còn được trải nghiệm nhiều hoạt động cùng với đồng bào Dao .Thực sự rất thú vị!”.

Nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các DTTS nói chung và đồng bào dân tộc Dao nói riêng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh việc gắn các hoạt động sinh thái nghỉ dưỡng, nông nghiệp, tâm linh, cộng đồng với tìm hiểu văn hóa của đồng bào DTTS, trong đó tập trung vào đồng bào Dao, Tày, Nùng, Mông, Sán Dìu, Sán Chay.

Ông Lê Ngọc Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, thông tin: Ngày 8/8/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TU về định hướng phát triển du lịch đến năm 2030. Nghị quyết xác định: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc”. Cụ thể hóa Nghị quyết, Sở đã tập trung xây dựng các điểm du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, tạo thêm nguồn thu nhập cho bà con. Qua đó, đã khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.