Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Khánh Ngân - 2 giờ trước

Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tương Dương (Nghệ An) tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho đội văn nghệ truyền thống của bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền.
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tương Dương (Nghệ An) tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho đội văn nghệ truyền thống của bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền.

Trước đó, UBND huyện Tương Dương đã ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND, ngày 08/7/2024 đưa ra nhiều giải pháp, cũng như dự trù nguồn ngân sách đầu tư để thực hiện tốt công tác "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" tại Dự án 6, Chương trình MTQG 1719.

Qua quá trình khảo sát, UBND huyện Tương Dương đã ủy quyền cho Phòng Văn hoá và Thông tin tiến hành trao loa, cồng chiêng, trang phục biểu diễn cho Đội Văn nghệ truyền thống bản Can, xã Tam Thái và bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền. Tổng trị giá hiện vật là 100 triệu đồng, tương đương mỗi đội văn nghệ truyền thống được hỗ trao tặng 50 triệu đồng.

 Đội văn nghệ truyền thống ở bản Can, xã Tam cũng được tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục truyền thống trị giá 50 triệu đồng
Đội văn nghệ truyền thống ở bản Can, xã Tam cũng được tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục truyền thống trị giá 50 triệu đồng

Việc hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các bản vùng đồng DTTS góp phần duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, xây dựng ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS. Từ đó, khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng bản sắc của mỗi DTTS để phát triển du lịch; góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo nhanh, bền vững.

Đọc nhiều