Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Nghệ An: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch

An Yên - 13:50, 01/12/2024

Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", với việc triển khai nhiều phần việc cụ thể đang tiếp tục tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, đối với địa bàn vùng DTTS và miền núi Nghệ An còn quá nhiều khó khăn về mọi mặt, trong đó có cả sự vướng mắc về cơ chế khi triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ, thì nguồn lực này chưa thực sự giải quyết được những nhu cầu thực tế ở cơ sở.

Các nghệ nhân huyện Quế Phong trong lớp tập huấn truyền dạy văn hoá phi vật thể do Sở VHTT tổ chức
Các nghệ nhân huyện Quế Phong tham gia các tiết mục tại lớp tập huấn truyền dạy văn hoá phi vật thể do Sở VHTT tổ chức

Tăng cường hỗ trợ đầu tư

Tính đến hết tháng 10/2024, từ nguồn vốn đầu tư phát triển chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện 2 dự án, gồm: Dự án Tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Nhà cụ Vi Văn Khang tại xã Môn Sơn (huyện Con Cuông) và Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu). Cả 2 dự án hiện trong quá trình thi công, dự kiến hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, toàn tỉnh đã hoàn thành việc mua sắm, bàn giao trang thiết bị cho 228 nhà văn hóa; xây dựng 1 mô hình văn hóa; xây dựng 10 tủ sách cộng đồng; hỗ trợ chống xuống cấp cho 3 di tích ở vùng đồng bào DTTS.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Mỹ Hạnh chia sẻ: Thực tế cho thấy, Dự án 6 đã và đang có những tác động tích cực đến đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các DTTS&MN. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa, thể thao; hỗ trợ các hoạt động văn hóa, thể thao; xây dựng tủ sách phục vụ người dân... đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho Nhân dân. Đáng quan tâm, các hoạt động của Dự án 6, đang nhận được sự quan tâm tích cực của chính quyền địa phương và sự hưởng ứng của cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh.

Dự án 6 sử dụng nguồn đầu tư phát triển để Tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Nhà cụ Vi Văn Khang tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông
Dự án 6 sử dụng nguồn đầu tư phát triển để Tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Nhà cụ Vi Văn Khang tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông

Từ thành công và hiệu quả bước đầu của Dự án 6, giai đoạn II của Chương trình MTQG 1719, Sở Văn hóa thể thao cũng đã mạnh dạn đề xuất: Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN; hỗ trợ 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ xây dựng 5 mô hình văn hóa truyền thống các DTTS; hỗ trợ duy trì 55 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN và vùng di dân tái định cư; hỗ trợ hoạt động cho 55 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN; hỗ trợ xây dựng 50 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS; Hỗ trợ chống xuống cấp 495 nhà văn hóa hoặc khu thể thao cấp thôn, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN…

Còn nhiều khó khăn 

Tuy nhiên, nhìn từ thực tế ở vùng đồng bào DTTS&MN, hiện nay vẫn còn 41 thôn, bản chưa có thiết chế văn hóa, thể thao. Bên cạnh đó, 418 nhà văn hóa thôn, bản đã xây dựng nhưng xuống cấp hoặc không đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn. Việc huy động nguồn lực còn hạn chế, chương trình MTQG 1719 chủ yếu phụ thuộc ngân sách; trong khi các huyện miền núi gặp khó khăn trong đối ứng vốn.

 Mặt khác, đội ngũ cán bộ phụ trách văn hóa ở địa phương thường phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện, triển khai chương trình MTQG 1719 cũng như triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở.

Sở Văn hóa thể theo tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Quỳ Hợp
Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể do Sở Văn hóa thể thao tổ chức tại huyện Quỳ Hợp

Đáng chú ý, việc thực hiện Dự án 6 ở Nghệ An còn gặp một số vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ. Đó là Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính không quy định cụ thể định mức chi đối với nhiệm vụ Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống; Văn bản hướng dẫn số 1684/HD-BVHTTDL ngày 28/4/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không quy định cụ thể nội dung, quy trình, thủ tục để thực hiện hỗ trợ cho nghệ nhân.

Cùng với việc đề nghị các cấp, ngành có liên quan quan tâm tháo gỡ khó khăn, bất cập; Giám đốc sở Văn hóa thể thao Trần Thị Mỹ Hạnh cũng đề xuất: Đối với nhiệm vụ Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống cho mỗi dân tộc có khó khăn đặc thù, thì cần điều chuyển từ nội dung sử dụng vốn sự nghiệp sang nội dung sử dụng vốn đầu tư do nhiệm vụ có nguồn vốn lớn, thời gian triển khai kéo dài. 

Còn đối với nhiệm vụ Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, thì cần tăng định mức số điểm trên mỗi nhà văn hóa do định mức hiện tại quá thấp, không đảm bảo kinh phí cho việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, đặc biệt là tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.

Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.