Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tuy Đức đang vượt qua chính mình

An Nguyễn - 20:09, 20/04/2020

Huyện Tuy Đức (Đăk Nông) từng là “điểm nóng” về tình trạng cán bộ, lãnh đạo chủ chốt vướng vào sai phạm, bị kỷ luật. Nhưng 2 năm gần đây, nhờ đẩy mạnh công tác chỉnh đốn, kiện toàn đội ngũ cán bộ, Tuy Đức đã có bước phát triển đáng khích lệ.

Người dân Tuy Đức vui mừng vì cây mắc ca ngày càng phát triển.
Người dân Tuy Đức vui mừng vì cây mắc ca ngày càng phát triển.

Theo đánh giá của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đăk Nông, công tác cán bộ ở huyện Tuy Đức là “rất có vấn đề” trong một thời gian dài; Tỉnh ủy đã phải thi hành kỷ luật hàng loạt cán bộ là lãnh đạo huyện. Tất cả các cán bộ bị nhận án kỷ luật đều liên quan đến sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ, sai phạm trong quản lý đất và rừng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong 2 năm trở lại đây, những yếu kém trong công tác cán bộ ở Tuy Đức từng bước được khắc phục, từ đó tạo nền tảng để Tuy Đức hoàn thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Năm 2019, huyện có 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Đáng chú ý là so với năm 2018, tỷ lệ các vụ phá rừng năm 2019 giảm 76,2% số vụ và giảm 87,6% về diện tích.

Quý I/2020, theo báo cáo của UBND huyện Tuy Đức, mặc dù thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế, tuy nhiên tình hình KT-XH của huyện vẫn ổn định và có sự phát triển. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trên địa bàn ước đạt 735,47 tỷ đồng, tăng 10,45% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, ngành Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản đạt trên 443 tỷ đồng (tăng 9%); ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt trên 100 tỷ đồng (tăng 11%); ngành Dịch vụ đạt trên 191 tỷ đồng (tăng 13,5%).

Trong quý I/2020, UBND huyện Tuy Đức đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 49 hộ nghèo, với tổng số tiền 642 triệu đồng theo Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ kinh phí mua gạo trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020 là 29.430kg với tổng kinh phí trên 382 triệu đồng…

Những kết quả đạt được của Tuy Đức trong thời gian gần đây là rất đáng khích lệ, tuy nhiên phía trước huyện vẫn còn rất nhiều khó khăn. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn 32,63%, riêng trong đồng bào DTTS còn khoảng 47%.

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tính đến nay, bình quân các xã trên địa bàn huyện đạt 9,6 tiêu chí/xã về NTM. Trong đó, xã Quảng Tân hoàn thành 11/19 tiêu chí, xã Quảng Tâm hoàn thành 7/19 tiêu chí, xã Đăk Ngo hoàn thành 8/19 tiêu chí, xã Đăk Búk So hoàn thành 11/19 tiêu chí, xã Đăk Rtih hoàn thành 10/19 tiêu chí, xã Quảng Trực hoàn thành 11/19 tiêu chí.

Để Tuy Đức phát triển, trước mắt là hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2020 và của cả nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Đức ngày 21/11/2019, ông Trương Công Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đăk Nông cho biết, đã yêu cầu trong công tác xây dựng Đảng, huyện cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt các chủ trương, định hướng của Trung ương, Tỉnh ủy, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết 18, Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 6 và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) về xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược.

“Cùng với xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên vi phạm, huyện cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung củng cố, kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới”, ông Hùng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.