Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tuyên Quang: Nông dân tích cực áp dụng Chương trình IPM trên cây trồng

Hoàng Quý - 22:54, 21/03/2021

Áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng, là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới, có nhiều ưu việt, đang được người trồng chè tỉnh Tuyên Quang tích cực áp dụng. Phương pháp này đã và đang giúp người dân giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại tồn dư trên sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Các sản phẩm chè của người dân Tuyên Quang khi tham gia mô hình IPM đều đạt chất lượng cao
Các sản phẩm chè của người dân Tuyên Quang khi tham gia mô hình IPM đều đạt chất lượng cao

Giảm chi phí, tăng năng suất

Vài năm gần đây, thương hiệu chè xanh Làng Bát, xã Tân Thành (huyện Hàm Yên) ngày càng nổi tiếng khắp gần xa về chất lượng, sản phẩm an toàn. Đây là một trong những mô hình đầu tiên của Tuyên Quang thực hiện theo phương pháp sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Anh Trần Văn Quyền (thôn 3, Làng Bát), cho biết,  anh là một trong những người đầu tiên tham gia  thực hiện mô hình IPM ở địa phương mình. Được tham gia các lớp tập huấn về quản lý dịch hại trên cây trồng như: chọn giống, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật và nhu cầu dinh dưỡng của cây qua từng giai đoạn. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, anh Quyền đã áp dụng trên toàn bộ diện tích gần 1ha chè của mình.

Nhờ đó, năng suất chè của gia đình anh Quyền tăng lên đáng kể. Nếu như trước đây, với cùng diện tích đó, anh Quyền chỉ thu về khoảng 2 tạ chè tươi/lứa, thì bây giờ đã tăng lên hơn 2 tạ, đặc biệt là 100% sản phẩm chè đều đạt chất lượng tốt, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Hay như tại xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn), cũng đã thành lập 3 nhóm sản xuất chè an toàn tại thôn 12, thôn 13 và thôn Quyết Thắng. Các hộ tham gia dự án, thực hiện bón phân theo đúng quy trình hướng dẫn, bón theo nhu cầu dinh dưỡng của cây qua các giai đoạn; ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè...Chương trình IPM giúp nông dân từ chỗ thụ động làm theo cán bộ kỹ thuật một cách máy móc, trở thành chủ động thực hiện và lôi cuốn người khác cùng làm. 

Tiếp tục nhân rộng mô hình

Theo ông Lê Quang Chuyền, Giám đốc Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm, khi thực hiện mô hình này, thu nhập của người làm chè tăng từ 30% - 40%, bởi trước đây, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 2 lần/lứa thì đến nay, chỉ cần sử dụng 1 lần/lứa cho nên vừa giảm tiền mua thuốc, giảm công phun thuốc, giảm được chi phí đầu tư mua máy cắt cỏ, máy hái chè vì các thành viên trong tổ cùng dùng chung với nhau…

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngành Nông nghiệp đang khuyến khích các địa phương, tiếp tục nhân rộng các mô hình theo chương trình IPM, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, trồng trọt; ưu tiên trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế và tiềm lực xuất khẩu của tỉnh. Trong đó, tập trung thực hiện tại các xã nông thôn mới, các xã có mô hình sản xuất cánh đồng lớn, mô hình liên kết…

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới bằng cách bảo vệ mối quan hệ cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái mà không cần sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật. 

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.