Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Tuyên Quang: Phát huy vai trò Người có uy tín trong thực hiện Chương trình MTQG

Minh Thu - Văn Hoa - 19:51, 10/03/2023

Nhiều năm nay, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang được ví như “nhịp cầu” kết nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Họ giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng, củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm an ninh trật tự xã hội; phát triển kinh tế, góp sức xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

: Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang trò truyện với Người có uy tín tại Hội nghị gặp mặt Người có uy tín, lực lượng cốt cán tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang được tổ chức mới đây.
: Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang trò truyện với Người có uy tín tại Hội nghị gặp mặt Người có uy tín, lực lượng cốt cán tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang được tổ chức mới đây

Những “cầu nối” đại đoàn kết

Là Người có uy tín 10 năm nay, ông Hà Đức Tăng, dân tộc Tày, thôn Pác Cáp, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên đã để lại nhều dấu ấn sâu sắc trong lòng bà con dân bản. Ngoài việc tiên phong trong phát triển kinh tế, với thu nhập bình quân 300 triệu đồng/năm, gia đình ông còn đầu tư 2 tỷ đồng để làm Homestay; đồng thời vận động 9 hộ gia đình khác trong thôn cùng chung tay phát triển kinh tế từ mô hình Homestay. Ngoài ra, ông Tăng còn vận động bà con trong thôn đóng góp 550 triệu đồng để xây dựng Nông thôn mới. Nhờ đó, đến nay, Pác Cáp không có hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 56 triệu đồng/năm.

Ở thôn Đoàn Kết, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, với gần 19 năm là Người có uy tín, ông Tiêu Sơn Học, người Cao Lan là tấm gương Người uy tín tiêu biểu về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Năm 2005, ông Học và một số người cao tuổi trong thôn Đoàn Kết đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ (CLB) hát Sình ca Cao Lan. Với nỗ lực của cá nhân ông Học và một số người cao tuổi, CLB hát Sình ca hiện phát triển lên 30 thành viên, mỗi tháng tổ chức sinh hoạt 1 lần tại Nhà văn hóa thôn. Mọi người đến CLB luyện tập, sưu tầm, giao lưu các bài hát, điệu múa, dạy chữ viết, tiếng nói, văn hóa dân gian của đồng bào Cao Lan cho nhau.

Ông Học bảo, hiện nay, người hát Sình ca không còn nhiều, người biết chữ lại càng ít, vì vậy ông luôn mong muốn luôn tìm tòi, mở lớp dạy tiếng nói, chữ viết cho các thành viên của CLB và cả những người yêu văn hóa bản sắc dân tộc Cao Lan. Ngoài ra, với tâm huyết của mình, ông Học sưu tầm và lưu giữ được cuốn sách cổ 200 năm tuổi và dịch những lời hát Sình ca cổ được trên 300 bài từ cuốn sách này. Ông là một trong số ít cá nhân của huyện Yên Sơn được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân dân gian.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông tặng quà của UBDT cho đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội (tháng 2/2023)
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tặng quà của UBDT cho đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội (tháng 2/2023)

Ở thôn Đồng Cọ, xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa, với vai trò là Người có uy tín, ông Hà Hồng Trường, dân tộc Tày không chỉ tuyên truyền, vận động người dân vươn lên phát triển kinh tế với các mô hình cây, con phù hợp, mà còn tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân. Từ năm 2016 - 2022, ông Trường đã hỗ trợ vật chất, động viên về tinh thần giúp 8 hộ dân trong thôn thoát nghèo; tham gia hòa giải thành 7 vụ tranh chấp đất vườn đồi; vận động Nhân dân góp công, góp của xây dựng 3 công trình Nhà vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn, xóa 3 nhà tạm, sửa chữa, nâng cấp 5 nhà cho người dân trong thôn..

Còn ông Triệu Văn Tá, thôn Pắc Khoang, xã Hồng Thái, huyện Na Hang thì vận động Nhân dân hiến 4,1 ha đất, đóng góp 120 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn (riêng gia đình ông hiến 1,2 ha đất). Ông Hà Văn Thuấn, thôn Tân Hợp, xã Tân An, huyện Chiêm Hóa đã sưu tầm, phổ nhạc và sáng tác trên 60 bài hát Then cổ, mở lớp dạy hát Then cho hằng trăm thanh thiếu nhi trong vùng…

Chăm lo đội ngũ Người có uy tín

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tuyên Quang, trong giai đoạn 2018 - 2022, UBND tỉnh đã công nhận 5.846 lượt Người có uy tín. Với khả năng “nói dân tin, làm dân theo”, Người có uy tín trong đồng bào DTTS, là lực lượng đặc biệt, đóng vai trò quan trọng làm cầu nối để đưa chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân và thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc. 

Thông qua Người có uy tín, các cấp chính quyền, tổ chức chính trị xã hội kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc để tham mưu cho cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết, đáp ứng được nguyện vọng mong muốn của người dân.

Người có uy tín ở Tuyên Quang thường xuyên tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS.
Người có uy tín ở Tuyên Quang thường xuyên tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS.

Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS; Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác rà soát, lựa chọn, công nhận và thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với Người có uy tín.

Thực hiện phân cấp cụ thể cho các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong triển khai thực hiện công tác vận động, tranh thủ, phát huy vai trò Người có uy tín. Quan tâm thực hiện công tác biểu dương, tôn vinh, khen thưởng Người có uy tín trong các phong trào thi đua. 

Đồng thời, triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với Người có uy tín trên địa bàn như: Định kỳ cung cấp thông tin; cấp Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Tuyên Quang; Tổ chức đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS đi gặp mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và học tập kinh nghiệm tại các địa phương trên cả nước; kịp thời thăm hỏi, động viên Người có uy tín dịp Tết Nguyên đán hoặc khi gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn….

Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang thường xuyên tổ chức đưa Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đi học tập kinh nghiệm ở các địa phương.
Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang thường xuyên tổ chức đưa Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đi học tập kinh nghiệm ở các địa phương.

Tiếp tục phát huy vai trò Người uy tín

Ông Ma Quang Hiếu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh khẳng định: Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Họ là những người dám nghĩ, dám làm, tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm, giúp đỡ hướng dẫn Nhân dân địa phương phát triển kinh tế.

Giai đoạn hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đang tiếp tục đề cao, phát huy vai trò của Người có uy tín - lực lượng cốt cán nêu gương đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia  phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến là Người có uy tín, lực lượng cốt cán”, ông Ma Quang Hiếu chia sẻ. 

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.