Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tuyên Quang: Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Mai Hương - 18:04, 07/05/2025

Những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Tuyên Quang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống Nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lâm Bình Nguyễn Quỳnh Hưng kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay trên địa bàn huyện
Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lâm Bình Nguyễn Quỳnh Hưng kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay trên địa bàn huyện

Nhiều điểm sáng tín dụng chính sách

Tại huyện Lâm Bình, công tác tín dụng chính sách đang lan tỏa mạnh mẽ và mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong quý I/2025, tổng doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 42 tỷ đồng, thu nợ đạt 34 tỷ đồng. Dư nợ tăng thêm 8 tỷ đồng so với đầu năm, nâng tổng dư nợ lên 470 tỷ đồng, chiếm 10,21% tổng dư nợ tín dụng chính sách của tỉnh. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện đang triển khai 20 chương trình tín dụng ưu đãi, tiêu biểu, như: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, nhà ở xã hội, học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…

Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn thay đổi cuộc sống. Tiêu biểu là gia đình bà Hoàng Thị Dèn ở thôn Lũng Giềng, xã Xuân Lập, hiện đang có dư nợ 99 triệu đồng. Trước đó, bà vay 100 triệu đồng từ Chương trình Hộ nghèo của NHCSXH để đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản kết hợp với trồng rừng. Nhờ chăm sóc tốt, đàn trâu sinh trưởng tốt, rừng phát triển doanh thu trên 150 triệu, thu nhập bình quân 80 triệu/năm

Hay tại xã Hoàng Thị Dung, huyện Hàm Yên, chị Hoàng Thị Dung vay 100 triệu đồng từ NHCSXH để trồng và chăm sóc keo, chanh tứ mùa. Nhờ đó đã tạo công ăn việc làm cho bản thân, tạo thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình. “Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp tôi có điều kiện đầu tư bài bản và yên tâm phát triển”, chị Hoàng Thị Dung cho biết.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên Ma Phúc Dự – Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện – khẳng định: “Đưa tín dụng chính sách đến người dân là mục tiêu trọng tâm nhằm giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội. Đáng mừng là hoạt động tín dụng hiện đã phủ khắp các địa bàn dân cư, nhiều hộ không chỉ trả được nợ mà còn gửi tiết kiệm để góp phần bổ sung nguồn vốn quay vòng”.

Giải ngân nguồn vốn cho người dân tại các Điểm giao dịch xã
Giải ngân nguồn vốn cho người dân tại các Điểm giao dịch xã

Phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh

Theo báo cáo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang, đến hết quý I/2025, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của tỉnh đạt 4.698,5 tỷ đồng, tăng 150,4 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tổng doanh số cho vay đạt 547,4 tỷ đồng, hỗ trợ cho 8.753 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn ưu đãi.

Tổng dư nợ các chương trình đến ngày 31/3 đạt 4.691,3 tỷ đồng, tăng 150,6 tỷ đồng (tăng trưởng 3,32%) với 99.150 khách hàng còn dư nợ. Chất lượng tín dụng tiếp tục được giữ vững, nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,26% tổng dư nợ, phản ánh sự hiệu quả và trách nhiệm trong quản lý vốn vay.

Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Vũ Thế Anh, cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác để đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp cận vốn thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời, các thủ tục vay vốn được cải tiến theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian giải ngân, tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển sản xuất, nước sạch, nhà ở xã hội, xuất khẩu lao động…

Nhờ nguồn vốn từ NHCSXH, chị Dương Thị Luyến, dân tộc Mông ở thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi , huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) - một trong những hộ người Mông trẻ tuổi có xưởng dệt vải thổ cẩm, phục vụ may trang phục Mông
Nhờ nguồn vốn từ NHCSXH, chị Dương Thị Luyến, dân tộc Mông ở thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi , huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) - một trong những hộ người Mông trẻ tuổi có xưởng dệt vải thổ cẩm, phục vụ may trang phục Mông

Tín dụng chính sách ở Tuyên Quang không chỉ phát triển mạnh ở các huyện đồng bằng mà còn lan tỏa đến vùng cao, góp phần hỗ trợ đồng bào DTTS vươn lên, tạo tiền đề quan trọng trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế khu vực miền núi.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang cũng đang tích cực tham mưu HĐND, UBND tỉnh tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để ủy thác qua ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các chương trình trọng điểm, như: Xóa nhà tạm, nhà dột nát; hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; nhà ở xã hội; tạo và mở rộng việc làm cho người dân.

Thời gian tới, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng đối tượng thụ hưởng, tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý vốn vay.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng và đồng hành của người dân, tín dụng chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang hứa hẹn tiếp tục là công cụ tài chính hữu hiệu, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Bình Thuận: Tập huấn phát triển Hợp tác xã gắn với du lịch cộng đồng, du lịch học đường

Bình Thuận: Tập huấn phát triển Hợp tác xã gắn với du lịch cộng đồng, du lịch học đường

Ngày 7/5, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bình Thuận đã mở lớp tập huấn về phát triển HTX gắn với du lịch cộng đồng, du lịch học đường. Lớp tập huấn có 50 người, là đại diện Ban Quản trị và thành viên các HTX trong tỉnh tham dự. Lớp tập huấn diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 - 9/5).