Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tỷ phú nông dân Dương Văn Tạo

N. Tâm - 14:59, 28/10/2019

Với mô hình kinh tế tổng hợp… nông dân Dương Văn Tạo ở ấp Chòm Chuối, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú (Trà Vinh) đã có thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Từ thành công của gia đình, ông đã không ngần ngại sẻ chia kinh nghiệm và hướng dẫn, phổ biến kiến thức sản xuất, kinh doanh của mình cho người dân địa phương, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động.

Mô hình nuôi bò đã giúp gia đình ông Tạo có lợi nhuận cao.
Mô hình nuôi bò đã giúp gia đình ông Tạo có lợi nhuận cao.

Mưu sinh từ đủ nghề

Thời gian đầu lập nghiệp, gia đình ông dồn vốn liếng, vay mượn thêm người thân, mua đất trồng lúa. Tuy nhiên, sau thời gian trồng lúa, ông suy nghĩ nếu “nông dân làm một nghề sẽ không khá được”, ông Tạo quyết định mở rộng các mô hình kinh tế tổng hợp: chăn nuôi thêm 15 con bò và trồng 2.500m2 vườn dừa. Ngoài ra, ông còn trồng nấm rơm. Tất cả các mô hình đều cho lợi nhuận rất khá. Thời điểm này, vườn dừa đã cho thu nhập 25 triệu đồng/năm, bò sinh sản thu nhập 150 triệu đồng, nấm rơm cũng lời khoảng 32 triệu đồng.

“Nấm rơm lúc đó trồng tốt lắm, rơm thì xin người dân ở địa phương. Có lúc tôi thu hoạch khoảng 1 tấn nấm rơm mỗi ngày. Đồng thời, tôi xây chuồng rồi mua con giống về nuôi, tận dụng nguồn thức ăn từ rơm có sẵn ở ruộng. Do con bò ít bệnh, dễ nuôi, chi phí bỏ ra thấp nên lợi nhuận cao”, ông Tạo kể.

Không chỉ trồng lúa, nuôi bò, trồng nấm, ông Tạo còn xây nhà 3 tầng để nuôi chim yến. “Tôi xây nhà nuôi chim yến rộng khoảng 400m2, cao 3 tầng. Do mới xây năm 2018, chim yến ở chưa nhiều nên thu nhập còn thấp. Năm 2018 vừa qua, lợi nhuận chỉ có 25 triệu đồng, năm nay có thể lợi nhuận sẽ tăng gấp đôi”, ông Tạo cho hay.

Ngoài chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, ông Tạo còn mạnh dạn kinh doanh vật tư xây dựng, trang trí nội thất tổng hợp. Theo ông Tạo, lĩnh vực kinh doanh này cho ông thu nhập cao nhất, từ 1 - 1,3 tỷ đồng/năm.

Nhiệt tình với công tác xã hội

Dù là sản xuất nông nghiệp hay kinh doanh vật tư xây dựng, ông Tạo chịu khó học hỏi bằng nhiều cách; cùng với những kinh nghiệm đúc kết của bản thân qua thực tiễn đã giúp ông ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của thị trường. Ông chia sẻ thêm: “Tôi luôn tuân thủ việc bảo vệ môi trường nông thôn, thực hiện vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người. Do đó, tôi thường xuyên vận động gia đình và hàng xóm tuân thủ các vấn đề trên một cách tốt nhất”.

Hiện nay, do làm nhiều việc, ông bỏ bớt việc trồng lúa nên ông vận động bà con trong xóm, thiếu đất sản xuất đến cùng làm. Ông đầu tư phân bón, lúa giống và hỗ trợ kỹ thuật, khi thu hoạch ông chỉ lấy lại phần vốn đầu tư và 20% lúa lời sau khi trừ hết chi phí.

Chia sẻ thêm về nông dân Dương Văn Tạo, ông Nhan Ra Ni, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Cú cho biết, gia đình ông Tạo luôn gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua tại địa phương. Hiện nay, ông tạo việc làm cho 20 lao động, với thu nhập trung bình từ 6 - 8 triệu đồng/tháng.

Hằng năm, ông Tạo giúp đỡ từ 8 - 10 hộ dân là hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ứng trước tiền mua vật liệu xây dựng, kỹ thuật để hộ nghèo xây nhà ở nhưng không tính lãi, thời gian trả vốn có thể kéo dài trong vài năm. Đặc biệt sự hỗ trợ và chia sẻ của ông đối với cộng đồng rất nhiệt tình và liên tục.

Nhiều năm qua, ông Tạo được tặng nhiều bằng khen, giấy khen trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” và đóng góp nhiều cho phong trào “Xây dựng xã hội học tập”. Ông còn là một trong 62 gương mặt nhà nông tiêu biểu nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019” tại Thủ đô Hà Nội.

Ông Tạo được tặng nhiều bằng khen, giấy khen trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” và đóng góp nhiều cho phong trào “Xây dựng xã hội học tập”. Ông còn là một trong 62 gương mặt nhà nông tiêu biểu nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019” tại Thủ đô Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.