Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Ứng cử viên ĐBQH khoá XV người DTTS tỉnh Thanh Hóa: Mong muốn đem khả năng, tâm huyết đóng góp cho sự phát triển của quê hương

Quỳnh Trâm - 16:35, 20/05/2021

Tỉnh Thanh Hóa có 24 người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV. Trước thềm bầu cử, các ứng cử viên ĐBQH khóa XV đã trình bày Chương trình hành động của mình để vận động bầu cử. Chương trình hành động của các ứng cử viên đều thể hiện mong muốn đem hết khả năng, tâm huyết của mình để đóng góp cho sự phát triển của quê hương đất nước.

Các ứng cử viên ĐBQH khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại đơn vị bầu cử số 3
Các ứng cử viên ĐBQH khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại đơn vị bầu cử số 3

Bà Cầm Thị Mẫn, sinh năm 1970, Bí thư Chi bộ Văn phòng ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, ĐBQH chuyên trách khóa XIV thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa. Bà ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3, gồm các huyện: Quảng Xương, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và thị xã Nghi Sơn.

Bà Mẫn là một phụ nữ dân tộc Thái, sinh ra, lớn lên tại huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bà là ĐBQH khóa XIV nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trong chương trình hành động lần này, bà khẳng điịnh, nếu tiếp tục được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH khóa XV, 

Bà Cầm Thị Mẫn trình bày Chương trình hành động tại Hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử
Bà Cầm Thị Mẫn trình bày Chương trình hành động tại Hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử

bà sẽ tiếp tục tham gia góp ý kiến vào các dự luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Lập kế hoạch, chương trình công tác để tham gia đầy đủ các kỳ họp của Quốc hội, các Hội nghị tiếp xúc cử tri; tham gia các cuộc giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật tại địa phương. Đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan xem xét, giải quyết các ý kiến của cử tri.

Bà tiếp tục quan tâm đến những vấn đề gồm: cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; sự công bằng, tiến bộ của phụ nữ; rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa miền xuôi với miền núi, đồng bào đa số với đồng bào DTTS trong tiếp cận các giá trị vật chất và tinh thần.

Ứng cử viên Bùi Thị Hương
Ứng cử viên Bùi Thị Hương

Ứng cử viên Bùi Thị Hương, sinh năm 1987, dân tộc Mường; hiện là giáo viên Trường THPT Dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Bà Hương ứng cử tại đơn vị bầu cử số 2 gồm các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hậu lộc, Vĩnh Lộc, Thạch Thành và Thị xã Bỉm Sơn.

Là một ứng viên trẻ đến từ huyện miền núi Ngọc Lặc, bà Bùi Thị Hương dự định, nếu được bầu làm ĐBQH, bà sẽ kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch và các hành vi vi phạm pháp luật khác; nghiên cứu những nhu cầu thực tiễn cuộc sống của Nhân dân để tham gia phát biểu, xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp. Bà quan tâm đến các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, vấn đề xâm hại trẻ em gái, buôn bán trẻ em và phụ nữ.

Là một giáo viên, bà Hương cũng mong muốn, đề xuất với Quốc hội các nội dung liên quan đến chính sách giáo dục các cấp học phổ thông và đại học nói chung, hướng nghiệp cho học sinh người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, đóng góp ý kiến về việc đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng chú trọng phương pháp kĩ năng trên nền tảng kiến thức chuyên môn cần thiết để phát triển năng lực người học.

Ứng cử viên Bùi Mạnh Khoa, dân tộc Mường, sinh năm 1972; hiện là Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Thanh Hóa, đơn vị bầu cử số 1: TP Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn.

Là người có nhiều năm làm tham mưu, phục vụ Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, song đây là lần đầu tiên ông Bùi Mạnh Khoa  ứng cử ĐBQH. Với kinh nghiệm công tác của mình, ông tự tin sẽ làm tốt vai trò người đại biểu Nhân dân.

Nếu được bầu làm ĐBQH, ông Khoa mong muốn lắng nghe nguyện vọng của cử tri liên quan đến các vấn đề dân sinh, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của cử tri. Đóng góp tích cực vào hoạt động lập pháp của Quốc hội, với trọng tâm là các chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Ông Bùi Mạnh Khoa phát biểu tại một Hội nghị ở Thanh Hoá
Ông Bùi Mạnh Khoa phát biểu tại một Hội nghị ở Thanh Hoá

Trước mắt, ông mong muốn kiến nghị với Quốc hội sớm sửa đổi Luật Đất đai nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công; sửa đổi Luật Giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn: ban hành Luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn...

Ông Khoa cũng quan tâm đến chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo vệ môi trường; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước. Ông mong muốn kiến nghị với Quốc hội các giải pháp phân bổ nguồn lực đầu tư công hợp lý. Ông bày tỏ nguyện vọng đem hết khả năng, tâm huyết của mình đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và đất nước nói chung.

Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.