Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Ủy ban Dân tộc: Nghiệm thu đề tài khoa học cấp quốc gia

Hồng Minh - 16:23, 21/10/2020

Sáng 21/10, tại Hà Nội, Văn phòng Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia (CTDT/16-20), Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có buổi làm việc nghiệm thu đề tài cấp quốc gia “Những giải pháp cấp bách về bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền của DTTS Việt Nam trong bối cảnh hội hội nhập và phát triển” (CTDT.30.17.16-20).

Quang cảnh buổi nghiệm thu đề tài
Quang cảnh buổi nghiệm thu đề tài

 Tham dự buổi nghiệm thu đề tài khoa học có: Ông Nguyễn Minh Thuyết, GS.TS Ngữ văn- Ngôn ngữ, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Chủ tịch Hội đồng; bà Hoàng Thị Hạnh, Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Phó Chủ tịch Hội đồng; cùng các thành viên Hội đồng nghiệm thu đề tài.

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Trần Thị Ngọc Anh, Chủ nhiệm đề tài đã báo cáo tóm tắt về kết quả Đề tài. Đề tài được triển khai trong thời gian 35 tháng, nhóm nghiên cứu đã điều tra 2.100 phiếu tại 14 tỉnh, tổ chức 6 cuộc hội thảo, 30 cuộc tọa đàm và nhiều cuộc phỏng vấn sâu.

Nghiên cứu đã hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền của DTTS; đánh giá phân tích làm rõ hiệu quả, tác động của chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn học cổ truyền của các DTTS Việt Nam từ năm 1986 đến nay; nhận diện rõ những vấn đề cấp bách đặt ra với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị cổ truyền của DTTS hiện nay; đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn học cổ truyền của DTTS Việt Nam đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Góp ý cho Đề tài, các thành viên Hội đồng cơ bản đánh giá cao chất lượng đề tài KH&CN cấp quốc gia “Những giải pháp cấp bách về bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền của DTTS Việt Nam trong bối cảnh hội hội nhập và phát triển” bởi sự công phu, nghiêm túc, đề xuất được một hệ thống giải pháp khả thi, thuyết phục cả về lý thuyết và thực tiễn. Đây là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách dân tộc và cơ sở khoa học cho việc quản lý xã hội ở vùng DTTS.

Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng cũng đưa ra một số nhận xét như cần tập trung hơn vào các công trình nghiên cứu liên quan về văn học cổ truyền để làm nguồn tài liệu tham khảo; cân nhắc, rà soát lại phần tổng quan nghiên cứu… Các thành viên Hội đồng cũng gợi mở với nhóm nghiên cứu nên tiếp tục khai thác các vấn đề liên quan để có thêm những công trình nghiên cứu chuyên sâu khác.

Phát biểu tại buổi nghiệm thu, Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh,  Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá cao nhóm nghiên cứu đã làm việc rất tâm huyết, làm rõ được tính thực tiễn của đề tài. Tuy nhiên, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm đề nghị nhóm nghiên cứu cần có thêm phần văn học cổ truyền hiện nay trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm yêu cầu nhóm nghiên cứu nên đề xuất vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội, đặc biệt là vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong việc vận động, bảo tồn phát huy các giá trị này.


Tin cùng chuyên mục