Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo về sửa đổi Nghị định 05

Hiếu Anh - 18:18, 28/12/2021

Ngày 28/12 tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Vụ pháp chế đã chủ trì tổ chức Hội thảo góp ý Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2011/NĐ-CP (NĐ 05). Hội thảo đã thu hút được nhiều đại biểu đến từ cơ quan Ủy ban Dân tộc, các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà khoa học.

Toàn cảnh buổi Hội thảo
Toàn cảnh buổi Hội thảo

Theo báo cáo của Vụ pháp chế, NĐ 05 được ban hành trước khi có Hiến pháp năm 2013. Vì vậy, sau gần 10 năm tổ chức thực hiện, chúng ta cần điều tra, nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể, khách quan; từ đó kiến nghị giải pháp sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định hiện hành bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu lực hiệu quả, phù hợp với thực tiễn tổ chức thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Thực tiễn 10 năm triển khai thực hiện, NĐ 05 đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo với hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tiêu biểu như: các chính sách mang tính ngắn hạn, giai đoạn, thiếu định hướng trung hạn và dài hạn; kinh phí bố trí thực hiện chương trình, đề án dự án thấp chưa đáp ứng được mục tiêu và kế hoạch đề ra; kết cấu hạ tầng vùng DTTS chưa đồng bộ; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ là người DTTS ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu.

Phát biểu tại hội nghị, các đại biểu cũng tập trung bàn luận về các nội dung cụ thể. Tiêu biểu như các chính sách đầu tư, sử dụng nguồn lực phát triển bền vững; chính sách giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; chính sách về cán bộ người DTTS, chính sách đối với Người có uy tín vùng DTTS; chính sách về y tế và dân số; chính sách thông tin truyền thông…

Thông qua thảo luận, các đại biểu thống nhất đề xuất sửa đổi, bổ sung NĐ 05. Cụ thể, các đại biểu đề xuất cần thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về công tác dân tộc; thể chế hóa các quy định của hiến pháp 2013. Nhất là các quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước". 

Đặc biệt trong thời gian tới, cần tạo ra khuôn khổ pháp lý và các biện pháp quản lý nhà nước đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Đồng thời, đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, đảm bảo việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng của đồng bào các DTTS. 

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính Phủ quy định các hoạt động về công tác dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.