Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang đối thoại với Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo của địa phương

Tào Đạt - Chau Bol - 15:57, 05/11/2024

Ngày 5/11, tại Trung tâm Văn hóa và học tập cộng đồng xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), Đảng Đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị đối thoại với Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang. Bà Đặng Thị Hoa Rây - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị đối thoại
Các đại biểu tham dự Hội nghị đối thoại

Tại Hội nghị đối thoại, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang đã thông tin đến các vị Giáo cả, Phó Giáo cả, Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc Chăm về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 và định hướng các nhiệm vụ những tháng cuối năm.

Các đại biểu cũng đã nghe báo cáo tình hình hoạt động của Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam). Qua báo cáo cho thấy, bà con cộng đồng dân tộc Chăm luôn phát huy tinh thần đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bản sắc văn hóa truyền thống luôn được phát huy, đời sống bà con tín đồ không ngừng phát triển.

Các vị giáo cả, phó giáo cả, Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc Chăm đã đưa ra nhiều ý kiến
Các vị giáo cả, Phó giáo cả, Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc Chăm đã đưa ra nhiều ý kiến tại Hội nghị đối thoại

Trên tinh thần đối thoại dân chủ, các vị giáo cả, phó giáo cả, Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc Chăm đã nêu 15 ý kiến với các nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, gồm: Xuất nhập cảnh, du học, môi trường, đất ở, giao thông, chính sách miễn giảm học phí, BHYT, và đề xuất nhiều giải pháp phát triển du lịch văn hóa cộng đồng đồng bào dân tộc Chăm…

Các ý kiến, đề xuất của bà con đã được lãnh đạo Đảng Đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang và lãnh đạo các sở, ngành tỉnh giải đáp thỏa đáng.

Phát biểu tại Hội nghị đối thoại, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang Đặng Thị Hoa Rây ghi nhận và đánh giá cao hoạt động cùng những đóng góp của Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo và bà con tín đồ trên địa bàn tỉnh trong việc chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động do Ủy ban MTTQ các cấp phát động; cũng như xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc thời gian qua.

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang Đặng Thị Hoa Rây phát biểu tại hội nghị đối thoại
Bà Đặng Thị Hoa Rây, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang phát biểu tại Hội nghị đối thoại

Bà Đặng Thị Hoa Rây nhấn mạnh, thông qua hoạt động đối thoại dân chủ giữa lãnh đạo Mặt trận, các sở, ban, ngành tỉnh với Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang, là kênh thông tin quan trọng nhằm nắm bắt những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, kịp thời giải quyết những bức xúc trong Nhân dân, tạo đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chương trình phát triển của địa phương, những chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động và đời sống của bà con dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tăng cường hơn nữa việc xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với các tôn giáo, phát huy khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng vững chắc.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Tô (Kon Tum): Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt đến từng khu dân cư, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.