Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Văn hóa Tây Nguyên trong lòng lính biển

PV - 11:25, 24/07/2018

Bên cạnh những bài ca điệu múa đậm chất biển đảo, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, những hạt nhân văn nghệ quần chúng ở Lữ đoàn tàu săn ngầm 171 Hải quân luôn thích hát, múa những tác phẩm Tây Nguyên.

Các chiến sĩ tàu 13 (lữ đoàn 717 Hải quân Vùng 2) giao lưu múa Tây Nguyên cùng đơn vị kết nghĩa. Các chiến sĩ tàu 13 (lữ đoàn 717 Hải quân Vùng 2) giao lưu múa Tây Nguyên cùng đơn vị kết nghĩa.

Đã thành thông lệ, đến hẹn lại lên, cứ dịp ngày lễ, tết, đặc biệt là ngày truyền thống quân đội hoặc ngày thành lập tàu, các chiến sĩ trẻ Tàu 13- tàu săn ngầm đầu đàn của Lữ đoàn 171- Hải quân Vùng 2 lại mời các bạn nữ ở đơn vị kết nghĩa đến luyện tập văn nghệ và biểu diễn. Ngày thành lập Lữ đoàn 171 năm nay, cán bộ chiến sĩ Tàu 13 lấy chủ đề “Tây Nguyên trong lòng lính biển” làm chủ đề chính trong chương trình biểu diễn văn nghệ. Tàu tham gia 5 tiết mục thì có 3 tiết mục hát múa về Tây Nguyên.

Khó có thể nói hết được tinh thần trách nhiệm nhiệt tình của những lính trẻ “áo vằn cánh sóng” sau một ngày mồ hôi đẫm áo huấn luyện trên bệ pháo thân tàu. Khi ánh điện trên cầu cảng bừng sáng, hàng trăm lính trẻ tập trung trên cầu cảng luyện tập văn nghệ. Phía cầu cảng bên này của ngành pháo tàu luyện tập ca khúc “Đăk Rông mùa xuân về”. Góc cầu cảng bên kia, tốp lính trẻ và những thiếu nữ kết nghĩa miệt mài luyện tập tác phẩm “Ngày hội mùa

văn hóa Tây Nguyên Vợ chồng Đông- Sâm được anh em trong đơn vị gọi là “Vợ chồng Tây Nguyên”. Ảnh nhân vật cung cấp

Giữa không gian tàu biển, những chàng trai vạm vỡ, những cô gái Tây Nguyên mặc đồ truyền thống khỏe khoắn múa hát khi tiếng nhạc rộn ràng vang lên. Bí thư Chi đoàn Phạm Văn Ngọc (Tàu 13) cho biết: “Sở dĩ lính biển thích múa hát những ca khúc, điệu múa đậm chất Tây Nguyên vì khỏe khoắn. Bên cạnh những bài hát múa về biển đảo, chúng tôi bao giờ cũng tập múa Tây Nguyên, hoặc những bài múa mang tính đặc sắc dân tộc vùng, miền. Đó là cái độc, cái lạ mà chúng tôi thích”

Không chỉ Tàu 13 mà ngay cả các chiến sĩ Nhà giàn DK1 cũng thường xuyên luyện tập những bài múa về Tây Nguyên mỗi lần biểu diễn. Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 cho biết: “Do đặc điểm của Nhà giàn 100% là nam giới nên luyện tập những bài múa mang chất liệu Tây Nguyên cũng là một cách “độc, lạ”. Với các chiến sĩ Nhà giàn, cơ bắp cuồn cuộn khỏe khoắn thì múa Tây Nguyên là hợp, đẹp nhất. Bên cạnh những lời ca, điệu múa về biển, đảo, những “tác phẩm” đậm chất Tây Nguyên luôn được cán bộ, chiến sĩ chú trọng và coi đó là “bài đinh” trong chương trình biểu diễn”.

Khó có thể ngờ rằng, sau những lần hóa thân thành những chàng trai, cô gái Tây Nguyên, nhiều lính trẻ và các bạn nữ ở chi đoàn kết nghĩa nên duyên chồng vợ. Một trong những cặp tình nhân lãng mạn ấy là chàng sĩ quan trẻ Trần Quang Đông (Tàu 17) và cô bí thư chi đoàn đơn vị kết nghĩa ở địa phương Đặng Thị Sâm. Cho đến bây giờ, thời gian đã lùi xa, nhưng mối tình đẹp đẽ nở hoa trong hoạt động dân vận vẫn là “cẩm nang” để nhiều lính trẻ học tập.

Năm 2007, Tàu 13 kết nghĩa với Đoàn phường 7 Vũng Tàu. Để có những tiết mục biểu diễn văn nghệ chào mừng 63 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12), hai đơn vị đã phối hợp luyện tập một chương trình văn nghệ để “trổ tài cùng các tàu khác. Đặng Thị Sâm lúc đó là Bí thư Đoàn phường 7, còn Trần Quang Đông là sĩ quan trẻ của Tàu 17. Được một đồng đội ở Tàu 13 giới thiệu, Đông và Sâm quen rồi yêu nhau. Sau đợt văn nghệ cũng là lúc mối tình của họ trở nên sâu đậm. Sau hơn 3 năm yêu nhau và trải qua nhiều thử thách, đám cưới của Đông và Sâm diễn ra trong niềm hân hoan của đông đảo cán bộ, chiến sĩ khối cảng vụ và những thiếu nữ đơn vị kết nghĩa. Sau ngày cưới, trên con tàu hải quân, Đông tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ, còn Sâm ở nhà lo công việc đoàn hội của phường. Vợ chồng Sâm-Đông chỉ là một trong nhiều cặp vợ chồng được “ươm mầm” từ điệu múa Tây Nguyên trong hoạt động dân vận của bộ đội Hải quân.

TRẦN MẠNH TUẤN