Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Photo
Vẻ đẹp kỳ vĩ thác Hang Én
PV
-
15:05, 13/08/2021
Kỳ vĩ, đầy mê hoặc là những gì ngọn thác K50 (hay còn gọi là thác Hang Én) đem lại cho những phượt thủ sau quãng đường trekking đi tìm "nàng tiên của rừng thiêng" trong chốn hoang sơ, kỳ bí ở nơi “rừng thiêng nước độc” thuộc khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, Gia Lai.
Tweet
24-07-2021
Trên những “cung đàn” xanh
21-07-2021
Trải nghiệm làng chài Sê San
Là một trong những thác nước đẹp nhất của Tây Nguyên, mệnh danh là “nàng tiên của rừng thiêng”, thác K50 nằm nơi đầu nguồn sông Côn, ở phần giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định, thuộc huyện Kbang (Gia Lai), cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 80km
K50 có độ cao khoảng 54 m, tùy theo mùa, thác có độ rộng từ 20m đến 100m. Từ trong lòng núi, thác nước chảy xiết, mạnh xuống con suối dài
Nằm ẩn mình ở nơi rừng thiêng nên có lẽ vì thế, dòng thác vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, chưa có sự tác động của bàn tay con người. Với lượng nước nhiều, dòng thác chảy theo chiều thẳng đứng tạo sương mù
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các phượt thủ, để có thể đến được thác K50, bạn phải trải qua một hành trình gần hai ngày đêm băng rừng khá chông gai, thách thức với biết bao khó khăn, nguy hiểm
Bạn có thể di chuyển từ trung tâm huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định về hướng Xuân Phong tầm 20km, sau đó rẽ vào con đường dẫn đến xã An Toàn, huyện An Lão khoảng 5km và dừng lại ở vị trí cột mốc số 10. Từ đây, bạn phải đi bộ vào đường rừng, mất khoảng tầm hơn 3 giờ, vượt qua những con đường nhỏ ngoằn ngoèo, đoạn dốc cao dựng đứng, mới được tận mắt ngắm nhìn thác nước kỳ vĩ này
Hoặc nếu di chuyển từ thị trấn K’Bang, huyện K’Bang, Gia Lai, bắt buộc bạn phải có cán bộ kiểm lâm dẫn đường bởi đường xuyên rừng rất vắng và khó định hướng
Khoảng thời gian đẹp nhất trong năm để chinh phục thác K50 là từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm bởi thời tiết nắng ấm, khô ráo, ít mưa lại không quá khô hanh
Một số lưu ý trước khi chinh phục thác K50, bạn cần đặt lịch trước với nơi đăng ký kiểm lâm thuộc khu bảo tồn Kon Chư Răng. Tìm hiểu dự báo thời tiết trước khi đi, tránh thời gian có mưa nhiều. Chuẩn bị đồ thiết yếu cho chuyến băng rừng như lều, túi ngủ, lương thực, nước uống cho hai ngày... "Phần thưởng" đợi bạn trong chuyến đi chắc chắn là cảnh đẹp ấn tượng khó diễn tả
Điều quan trọng hãy luôn là một phượt thủ có ý thức chung tay bảo vệ môi trường, vẻ đẹp nguyên sơ của rừng đại ngàn và ngọn thác “nàng tiên của rừng thiêng”
Thiên nhiên tươi đẹp và bình yên ở bản người Mường
thác Hang Én
ngọn thác K50
khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng
Gia Lai
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Những chiếc cổng độc nhất vô nhị ở Sin Suối Hồ
Hồng Thái mùa nước đổ
Vẻ đẹp hùng vĩ cao nguyên đá Hà Giang
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La
Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên
Ngắm tiêm kích, trực thăng hợp luyện trên bầu trời TP. Hồ Chí Minh
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt: Điểm du lịch tâm linh trên bán đảo Sơn Trà
Hương sắc tháng Ba nơi địa đầu Tổ quốc
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Kiên Giang: Sở Dân tộc và Tôn giáo tiếp Đoàn công tác Ban trị sự GHPGVN tỉnh đến thăm và làm việc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh, thành phía Nam
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Lễ khánh thành và Kiết giới Sima Chánh điện
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”