Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Media

Về Mường So mừng lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu

Hà Minh Hưng - 18:19, 21/10/2022

Hàng năm, khoảng rằm tháng 9 âm lịch trở đi, khi bông lúa ngoài đồng đỏ đuôi trĩu hạt, người dân Thái vùng Mường So, Phong Thổ (Lai Châu) lại tưng bừng cho lễ hội “Kin lẩu khẩu mẩu” còn gọi là lễ mừng “cốm mới”.

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay còn gọi là Lễ hội cốm mới được tổ chức hàng năm lúc trời vào cuối thu và đầu mùa đông trên cánh đồng Mường So. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất, các vị thần linh đã ban cho bản làng, người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay còn gọi là Lễ hội cốm mới được tổ chức hàng năm lúc trời vào cuối thu và đầu mùa đông trên cánh đồng Mường So. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất, các vị thần linh đã ban cho bản làng, người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp
Nghi thức rước hồn lúa, tại cánh đồng Mường So, thầy mo sẽ thắp hương xin cầu trời đất được mang lúa về làm lễ.
Nghi thức rước hồn lúa, tại cánh đồng Mường So, thầy mo sẽ thắp hương xin cầu trời đất được mang lúa về làm lễ.
Những bông lúa mới mẩy, chắc hạt sẽ được các thiếu nữ thái chọn mang từ cánh đồng về dâng lên cộng đồng và thầy mo để làm lễ
Những bông lúa mới mẩy, chắc hạt sẽ được các thiếu nữ thái chọn mang từ cánh đồng về dâng lên cộng đồng và thầy mo để làm lễ
Cúng hồn lúa từ lâu đã trở thành ý niệm trong tâm thức của người dân xứ Thái vùng Mường So
Cúng hồn lúa từ lâu đã trở thành ý niệm trong tâm thức của người dân xứ Thái vùng Mường So
Sau khi rước lúa về, thầy mo trong bản tiến hành làm lễ cúng hồn lúa để bày tỏ lòng biết ơn của dân bản đối với thần linh, trời đất
Sau khi rước lúa về, thầy mo trong bản tiến hành làm lễ cúng hồn lúa để bày tỏ lòng biết ơn của dân bản đối với thần linh, trời đất
Sau khi Lễ cúng hoàn tất, những bông lúa được mang đi nướng, rồi tuốt thành thóc đem giã cốm
Sau khi Lễ cúng hoàn tất, những bông lúa được mang đi nướng, rồi tuốt thành thóc đem giã cốm
Cốm giã phải đều tay, liên tục và nhịp nhàng, kết quả đạt là hạt cốm tròn đều, đẹp. Nghi thức giã cốm cũng được chia thành 2 bên nam, nữ như thể hiện sự giao thoa của 4 mùa trời đất, của âm dương hòa hợp
Cốm giã phải đều tay, liên tục và nhịp nhàng, kết quả đạt là hạt cốm tròn đều, đẹp. Nghi thức giã cốm cũng được chia thành 2 bên nam, nữ như thể hiện sự giao thoa của 4 mùa trời đất, của âm dương hòa hợp
9. Cốm sau khi giã sẽ được sàng sảy cho sạch để dùng thành phẩm dâng cúng thần linh
Cốm sau khi giã sẽ được sàng sảy cho sạch để dùng thành phẩm dâng cúng thần linh
Mẻ cốm đầu tiên ra lò sẽ được dâng lên các cao niên, những người có uy tín trong cộng đồng
Mẻ cốm đầu tiên ra lò sẽ được dâng lên các cao niên, những người có uy tín trong cộng đồng
Trong lễ hội múa sạp là vũ điệu truyền thống của đồng bào Thái, nhiều cặp đôi được kết hợp nên duyên từ đây…
Trong lễ hội múa sạp là vũ điệu truyền thống của đồng bào Thái, nhiều cặp đôi được kết hợp nên duyên từ đây…
Tin cùng chuyên mục
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.