Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Media

Cuộc sống mới của người Kháng ở Lai Châu

Hà Minh Hưng - 21:21, 04/10/2022

Dân tộc Kháng là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở khu vực Tây Bắc. Người Kháng còn có tên gọi khác là: Xá Khao, Xá Tú, Xá Dón, Xá Dầng… Người Kháng chủ yếu sinh sống trên địa bàn chạy dọc từ Mường Tè (Lai Châu), Mường Lay, Tuần Giáo (Điện Biên), cho tới Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã (Sơn La)... Hiện nay, tại Lai Châu, người Kháng có khoảng hơn 200 người, họ sinh sống ở bản Nà Khuy, xã Bản Bo, huyện Tam Đường.

Phương thức canh tác cổ truyền của người Kháng là làm rẫy phát đốt chọc lỗ tra hạt, trồng nhiều lúa nếp làm lương thực chính. Ngày này, người Kháng đã biết áp dụng khoa khọc, canh tác nhiều giống mới vào sản xuất…
Phương thức canh tác cổ truyền của người Kháng là làm rẫy phát đốt chọc lỗ tra hạt, trồng nhiều lúa nếp làm lương thực chính. Ngày này, người Kháng đã biết áp dụng khoa khọc, kỷ thuật vào sản xuất…
Người Kháng ở nhà sàn. Nhà thường có 3 gian 2 chái, mái kiểu mu rùa và hai cửa ra vào ở hai đầu nhà, 2 cửa sổ ở hai vách bên. Trước kia, mái ở hai đầu hồi thường được làm thẳng, hiện nay nhiều nơi đã làm mới hình mái rùa như nhà người Thái Đen
Người Kháng ở nhà sàn. Nhà thường có 3 gian 2 chái, mái kiểu mu rùa và hai cửa ra vào ở hai đầu nhà, 2 cửa sổ ở hai vách bên. Trước kia, mái ở hai đầu hồi thường được làm thẳng, hiện nay nhiều nơi đã làm mới hình mái rùa như nhà người Thái Đen
Lễ cưới của người Kháng được tổ chức qua các bước: dạm hỏi, xin ở rể, cưới. Lễ cưới lần đầu được tổ chức cho chàng trai đi ở rể. Lễ cưới lần hai, đưa dâu về nhà chồng để gây dựng gia đình riêng
Lễ cưới của người Kháng được tổ chức qua các bước: dạm hỏi, xin ở rể, cưới. Lễ cưới lần đầu được tổ chức cho chàng trai đi ở rể. Lễ cưới lần hai, đưa dâu về nhà chồng để gây dựng gia đình riêng
Khi người con gái xuất giá, phải chính tay người mẹ đẻ, hoặc chị gái lớn trong dòng họ trang điểm cho cô dâu
Khi người con gái xuất giá, phải chính tay người mẹ đẻ, hoặc chị gái lớn trong dòng họ trang điểm cho cô dâu
Người Kháng vẫn duy trì tục ở rể, khi người con trai đến ở rể, theo tục lệ phải trao cho cô dâu là vòng tay hoạc vòng cổ làm kỷ vật
Người Kháng vẫn duy trì tục ở rể, khi người con trai đến ở rể, theo tục lệ phải trao cho cô dâu vòng tay hoăc vòng cổ làm kỷ vật
Người Kháng có giỏi nghề đân lát các đồ gia dụng như: ghế, rổ, rá, nia, hòm..
Người Kháng giỏi về nghề đân lát các đồ gia dụng như: ghế, rổ, rá, nia, hòm..
Không giống như các dân tộc khác, công việc đan lát không chỉ dành riêng cho nam giới mà phụ nữ Kháng cũng rất giỏi đan lát
Không giống như các dân tộc khác, công việc đan lát không chỉ dành riêng cho nam giới mà phụ nữ Kháng cũng rất giỏi đan lát
Người Kháng không có nghề dệt vải, nên họ thường dùng sản phẩm đan lát và các sản phẩm khác để trao đổi lấy vải và quần áo của người Thái, nên trang phục của họ khá tương đồng với trang phục của người Thái
Người Kháng không có nghề dệt vải, nên họ thường dùng sản phẩm đan lát và các sản phẩm khác để trao đổi lấy vải và quần áo của người Thái, nên trang phục của họ khá tương đồng với trang phục của người Thái
Tiêu là nhạc cụ được người Kháng thổi mỗi khi nông nhàn
Tiêu là nhạc cụ được người Kháng thổi mỗi khi nông nhàn
Bữa cơm người Kháng thường sinh hoạt ngay tại bếp nấu, chỉ khi có khách, sự kiện mới tổ chức ở gian giữa nhà lớn
Bữa cơm của người Kháng thường dọn ngay tại bếp nấu, chỉ khi có khách, sự kiện mới tổ chức ở gian giữa nhà lớn
Trang phục truyền thống của trẻ em người Kháng là khăn piêu và áo chàm.
Trang phục truyền thống của trẻ em người Kháng là khăn piêu và áo chàm
Tin cùng chuyên mục
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.