Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Photo
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”
Vũ Mừng
-
07:20, 07/05/2024
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tweet
20-04-2024
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng
13-04-2024
Hà Nội: Công nhận 15 làng nghề, làng nghề truyền thống và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Làng hoa cây cảnh Vị Khê nằm cách Tp. Nam Định 5km. Theo các tư liệu lịch sử được địa phương lưu giữ, năm Tân Mùi (năm 1211), đời vua Lý Huệ Tông, quan Thái Úy Phụ Chính là Tô Trung Tự đã về đây dạy nhân dân địa phương nghề trồng hoa và cây cảnh để làm kế sinh nhai lâu dài. Từ đó, nghề trồng hoa, cây cảnh của người dân Vị Khê đã bắt đầu hình thành và phát triển cho tới ngày nay, với gần 700 hộ làm nghề.
Tại mỗi nhà vườn, du khách đều dễ dàng bắt gặp những thế cây, dáng cây được các nghệ nhân trong làng tạo dựng, đạt đến mức tinh vi, sắc sảo với giá trị nghệ thuật cao và thuộc nhiều chủng loại như: Sanh, tùng, đa, sung…
Ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây, nghệ nhân phải là người thổi hồn vào cây để người xem quên đi đây là một cây cảnh, chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hòa. Đôi khi để đạt được điều này, công đoạn tạo tác có thể kéo dài hàng chục năm.
Một cây cảnh “độc” phải bảo đảm các yếu tố “Cổ - Kỳ - Mỹ”. Cổ được hiểu là lâu năm (có thể là nhân tạo hay tự nhiên). Kỳ là kỳ lạ nhưng phải độc đáo, hay còn được hiểu là sự kỳ công của nghệ nhân tạo nên dáng thế kỳ thú cho người thưởng ngoạn. Mỹ là vẻ đẹp, sự hoàn hảo.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề, anh Nguyễn Minh Thắng (44 tuổi), người dân thôn Vị Khê chia sẻ: “Mỗi người có cách cảm nhận và thổi hổn vào cây khác nhau, vì thế cũng tạo ra các cây có dáng vẻ và biểu đạt ý tưởng khác nhau”.
Giống như những làng nghề trồng hoa cây cảnh trên khắp cả nước, người làm nghề ở Vị Khê luôn quan niệm, cây ảnh không chỉ để trang trí không gian, mà sâu xa hơn nó còn là nghệ thuật sống, nghệ thuật thu nhỏ sự bao la vĩ đại, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên vào trong một cái chậu.
Tới Vị Khê, du khách có thể chiêm ngưỡng những cây cảnh có giá tiền tỉ…
Nhưng cũng có thể hỏi mua được các loại cây cảnh ứng ý với giá vài trăm nghìn đồng, phù hợp với túi tiền, sở thích.
Ngoài các loại cây cảnh với dáng dấp độc lạ, những đôi bàn tay của người Vị Khê còn cho ra đời những tác phẩm tạo hình từ cây cảnh vô cùng ấn tượng.
Ông Nguyễn Thanh Vân (50 tuổi) chủ nhân của những tác phẩm cây cảnh mô phỏng Khuê Văn Các, Chùa Một Cột… bày tỏ: Chơi cây là dưỡng trí, chơi đá là dưỡng tâm, chơi gỗ là dưỡng thần. Những điều anh Vân tâm sự đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất này. Bởi vậy mà người xưa cũng từng đúc kết: Nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ kiểng.
Nhiều loại hoa và cây cảnh của Vị Khê đã được đem đi trưng bày, tham dự triển lãm ở trong và ngoài nước và đều đạt giải thưởng cao, trong đó hoa và cây cảnh của Vị Khê đã đạt giải thưởng cao tại Triển lãm nghệ thuật vườn quốc tế tại Côn Minh (Trung Quốc) năm 1999.
Trước nhu cầu văn hóa sinh vật cảnh ngày càng tăng lên. Người dân làng Vị Khê đã không ngừng mở rộng, đầu tư phát triển nghề trồng hoa và cây cảnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên trên thị trường, mang về thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, người dân làng Vị Khê còn nhập nhiều loại hoa, cây cảnh từ nước ngoài về để thuần thục, nhân giống và phát triển.
Không quá khi nói, những nghệ nhân tìm đến cây không đơn thuần vì muốn ngắm nhìn, mà còn như muốn tìm đến sự giao thoa giữa lòng người và thiên nhiên.
Cuối năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định đã phối hợp với UBND xã Điền Xá và Hiệp hội Cây cảnh Điền Xá triển khai xây dựng thí điểm mô hình “Số hóa làng nghề hoa, cây cảnh Vị Khê” trên nền tảng bản đồ số. Đồng thời các hộ dân làng nghề cũng được hướng dẫn số hóa các thông tin về địa chỉ, tọa độ cơ sở kinh doanh; dữ liệu cây cảnh bằng mã QR để khách hàng có thể xem hình ảnh 3D, 4D của sản phẩm cây cảnh mình ưa thích ở mọi góc nhìn cũng như biết được thông tin cụ thể về tên gọi, độ tuổi, chủng loại, dáng thế và giá bán. Bên cạnh đó, người dân còn được tập huấn các kỹ năng sản xuất hình ảnh 3D, kỹ năng cập nhật thông tin và trao đổi thương mại giữa nhà vườn và khách hàng cho người dân làng nghề.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”
Nam Định
Vị Khê
Cây cảnh Nam Định
Làng nghề Nam Định
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Làng nghề nghìn năm lưu giữ tinh hoa áo dài trong từng đường kim tay dọc
"Sống lại" làng gốm cổ Thanh Hà 500 năm tuổi
Quảng Nam: Rộn ràng khai hội làng nghề mộc Kim Bồng
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Vào những ngày đầu Đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà Rông sừng sững, đồng bào Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên
Đèn nước và ghe Cà Hâu khoe sắc trên dòng sông Maspéro
Thiếu nữ Lô Lô với hoa Tam giác mạch trên cao nguyên đá Đồng Văn
Nữ sinh dân tộc Mông đăng quang Hoa khôi Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...
Lung linh “phố núi” A Nôr
Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719
Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại
"Chữa bệnh" cho chiêng
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng