Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Viết báo giữa mùa dịch Covid-19

Khánh Ngân - 15:46, 21/06/2021

Hơn một năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, cũng chừng ấy thời gian, những người làm báo căng mình trên “trận tuyến” mới - giữa bao hiểm nguy, rủi ro có thể đến vì dịch bệnh. Nhưng đã chưa một nhà báo, phóng viên nào chùn bước khi nhận lệnh lao vào “tâm dịch”, để phản ánh nỗ lực của các y bác sỹ cũng như của cả hệ thống chính trị… qua đó đem lại sự tin tưởng cho Nhân nhân, tạo sự đồng thuận, cùng Chính phủ ngăn chặn dịch bệnh. Viết báo giữa mùa dịch là khoảng thời gian không thể nào quên của những người cầm bút.

Vì nhiệm vụ các phóng viên đã lao vào tâm dịch để đưa tin trung thực về công tác phòng chống dịch bệnh đến người dân
Vì nhiệm vụ, các phóng viên đã lao vào tâm dịch để đưa tin trung thực về công tác phòng chống dịch bệnh đến người dân

Cùng với đội ngũ tuyến đầu như y, bác sỹ, công an, quân đội…, những “chiến sỹ” cầm bút cũng đã xông xáo trong tâm dịch. Nhiều nhà báo, phóng viên không được nghỉ Tết, rong ruổi khắp dải đất biên cương, để đưa tin chính xác, kịp thời tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời, đập tan mọi luận điệu xuyên tạc, thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các cơ quan chức năng.

Kể từ khi Việt Nam ghi nhận ca dương tính đầu tiên (01/2020), thuật ngữ Covid-19 được nhắc đến thường xuyên. Trong những người làm báo bắt đầu xuất hiện một đội ngũ phóng viên chuyên đưa tin, theo dõi mảng Covid-19. 

Họ là những người không ngại khó, ngại khổ, dám dấn thân vào tuyến đầu để đồng hành cùng các lực lượng y tế, công an, biên phòng… bám sát trung tâm CDC để cung cấp đến bạn đọc thông tin mới nhất, nhanh nhất và chính xác nhất về tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, những phóng viên thường trú tại các địa phương cũng đảm nhận luôn hai vai, vừa đưa tin về Covid-19 tại địa bàn phụ trách, vừa thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch khác của tòa soạn giao.

Viết báo là một công việc đặc thù, nó đòi hỏi phải đồng hành giữa “đi, đến, gặp, hỏi, đọc, chụp ảnh…. viết”. Bên cạnh đó, bài viết phải có ảnh đi kèm để chứng minh tính xác thực của thông tin, bổ sung thông tin đáng tin cậy nhất cho bài viết. Bởi vậy, trong quá trình tác nghiệp, bộ trang phục bảo hộ, thường ngày rất xa lạ đã trở thành vật bất ly thân của phóng viên tác nghiệp nơi tâm dịch.

Trên mặt trận phòng, chống đại dịch Covid-19, hàng trăm, hàng nghìn nhà báo, phóng viên đang ngày đêm miệt mài, âm thầm làm việc. Có người bám sát trong tâm dịch, có người lại đang thức đêm trên miền ngược để thông tin về công việc của các chiến sỹ “quân hàm xanh” ở chốt kiểm soát. Những người viết báo trong mùa dịch, đang thực sự là những “chiến sỹ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén …” như lời Hồ Chủ tịch, người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam từng nói.

Mỗi khi có 1 ca nhiễm mới, một khu vực bị phong tỏa, giới hạn tiếp xúc… nhà báo, phóng viên là một trong những lực lượng có mặt sớm để theo dõi, đưa tin, phản ánh chân thực nhất về tình hình dịch bệnh. Bởi vậy, nhà báo, phóng viên cũng đối mặt với nguy cơ bị phơi nhiễm, trở thành F1, F2… lúc nào chẳng hay.

Phóng viên Nguyễn Thanh hải (Người đứng) tác nghiệp tại bản vùng cao xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình.
Phóng viên Nguyễn Thanh Hải (người đứng) tác nghiệp tại bản vùng cao xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Nhà báo Thanh Hải là phóng viên của Báo Dân tộc và Phát triển thường trú ở khu vực Bắc Trung bộ. Khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, nhận nhiệm vụ, anh khẩn trương lên đường khắp các tỉnh Bắc Trung bộ. Những lần vượt dốc, trèo đèo để vào chốt kiểm dịch của các Đồn Biên phòng, không thể tả hết những nỗi gian truân, khó khăn, cơ cực dường như không ngăn được bước của anh. 

Là một phóng viên rất “có nghề”, kể từ khi có dịch, Nguyễn Thanh Hải đã có rất nhiều bài viết tuyên truyền về phòng chống dịch như “Chung tay đẩy lùi Covid-19"; "Nghệ An: Tăng cường phòng dịch trong các khu công nghiệp";… Đặc biệt là viết về mảng đề tài đồng bào DTTS chung tay chống dịch đã phải ánh kịp thời tinh thần, trách nhiệm cũng như ý thức phòng chống dịch của bà con đồng bào DTTS.

Gặp nhà báo Thanh Hải trên đỉnh Trường Sơn, nơi đóng quân của Đồn Biên phòng Ra Mai trên huyện biên giới Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, khuôn mặt anh có phần hốc hác, nước da rám nắng, ba lô trĩu nặng cùng lỉnh kỉnh những máy móc, đang leo con dốc trên đường vào chốt kiểm soát Covid -19 Ra Mai.

Anh chia sẻ: “Không nhớ nổi mình đã đi đến bao nhiêu chốt kiếm soát Covid của bộ đội Biên phòng ở dải Trường Sơn này, biết đi là vất vả, là nguy hiểm, nhưng hơn cả nhiệm vụ đó là đam mê nghề nghiệp, mong muốn phản ánh, thông tin về “cuộc chiến” chống Covid-19, đặc biệt vất vả, hiểm nguy, gian lao của người lính biên phòng”.

Và khi đặt bút viết bài “Viết báo giữa mùa dịch Covid-19”, qua điện thoại với anh, tôi được biết Thanh Hải vẫn chưa về nhà vì đang ở Trung tâm Y tế để khai báo y tế và chờ kết quả dịch tế của người F1.

Trong mùa dịch dã, những chuyến đi ngược đường, để đến với các chốt kiểm soát vùng biên, cũng là những chuyến đi nhọc nhằn nhưng cũng đầy ý nghĩa. Những cung đường quanh co, bên vực bên núi; những lần vượt dốc, vượt suối… rồi ruồi vàng, vắt nơi rừng sâu là những thứ không dễ để vượt qua, nhưng cũng không thể ngăn bước chân các nhà báo đến với tuyến đầu chống dịch. Nhiều chốt kiểm soát không có điện, không có sóng điện thoại… đòi hỏi các nhà báo, phóng viên luôn phải chẩn bị tốt nhất, có nhiều phương án để khắc phục để chuyển tin về tòa soạn kịp thời…

Đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, đội ngũ những người viết báo vẫn miệt mài với nhiệm vụ tuyên truyền trên mặt trận chống dịch. Những hộp cơm ăn vội, những chuyến đi đột xuất bỏ lại sau lưng nỗi nhớ và cả sự lo toan thường nhật, những “chiến sĩ” cầm bút tiếp tục căng mình cùng Nhân dân cả nước…. chiến đấu, đẩy lùi đại dịch Covid-19.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.