Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Vĩnh Long: Sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị sản phẩm

PV - 11:34, 10/09/2018

Những năm trước đây, người dân tỉnh Vĩnh Long chủ yếu trồng trọt theo hướng tự phát dẫn đến tình trạng được mùa mất giá. Để khắc phục vấn đề này, các hộ dân đã liên kết thành các tổ hợp tác, qua đó sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị sản phẩm.

Sản phẩm bưởi Năm Roi của Tổ HTSX Mỹ Hoà. Sản phẩm bưởi Năm Roi của Tổ HTSX Mỹ Hoà.

Đồng lòng liên kết

Rút kinh nghiệm trước đây, sản xuất cây ăn trái kém hiệu quả, nông dân ở xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh đã cùng nhau thành lập Tổ hợp tác sản xuất (HTSX) bưởi Năm Roi. Theo đó, mô hình liên kết sản xuất-tiêu thụ bưởi Năm Roi giữa Công ty Hương bưởi Mỹ Hòa và các tổ HTSX trong xã cũng ra đời và phát huy hiệu quả.

Bà Võ Thị Thuỳ Trang, Giám đốc Công ty Hương bưởi Mỹ Hoà chia sẻ: “Thuận mua vừa bán là giao ước truyền thống của Công ty chúng tôi với người dân sản xuất. Theo đó, chúng tôi được hợp đồng độc quyền bao tiêu sản phẩm của bà con. Công ty có được lượng hàng hóa tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP để xuất bán, còn nông dân trong tổ HTSX có đầu ra sản phẩm ổn định, giá luôn cao hơn thị trường từ 2.000đồng- 3.000đồng/kg và trả tiền mặt một lần”.

Song song đó, một số lợi thế trong mối liên kết đã được phát triển, mở rộng. Trong năm 2018, Trung tâm Khuyến nông thị xã Bình Minh đã hướng dẫn nông dân trồng bưởi Năm Roi xã Mỹ Hoà liên kết lại, thành lập CLB Khuyến nông. Công ty liên kết với thành viên trong CLB để thu mua sản phẩm và liên kết với các công ty phân bón, thuốc BVTV để cung cấp cho nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP. Công ty sẽ ứng vốn để thanh toán tiền vật tư trước, sau đó thu lại khi thu mua sản phẩm.

Tổ trưởng Tổ HTSX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Em chia sẻ: “Từ khi thành lập, Tổ HTSX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đã được sự hỗ trợ kỹ thuật của các ngành chuyên môn sản xuất theo chương trình VietGAP. Chúng tôi tự tin sản phẩm tập thể này sẽ tiếp tục được các siêu thị, các đơn vị xuất khẩu tin dùng và được xuất khẩu sang các thị trường khó tính trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ công ty thu mua, tiêu thụ sản phẩm để đầu tư dây chuyền sản xuất đạt chuẩn theo quy định xuất khẩu”.

Quan trọng hơn hết là sự đồng lòng và quyết tâm của các hội viên trong các khâu tạo ra một sản phẩm tập thể đạt chất lượng, được thị trường chấp nhận như hiện nay, là cả một sự cố gắng của bà con trong việc thay đổi phương thức sản xuất. Hiện tại, bưởi Năm Roi của Tổ HTSX Mỹ Hoà đã tiêu thụ được trong các siêu thị lớn như: Vincom, Co.oop mark, Big C, Lotte… Trong năm 2018, tổ hợp tác đã ký thêm hợp đồng với Công ty E- FOODS tiêu thụ sản phẩm.

Nhân rộng mô hình

Từ những thành công ban đầu, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với diện tích cây có múi từ 16.000-18.000ha, tập trung cho 3 loại cây chủ lực (cam sành, bưởi Năm Roi và bưởi da xanh), trong đó tiềm năng nổi trội vẫn là cây bưởi Năm Roi.

Ông Nguyễn Văn Phi, Chủ tịch xã Mỹ Hòa cho biết, từ năm 2006, bưởi ở xã Mỹ Hòa đã dược chứng nhận GlobalGAP, nhưng diện tích chưa nhiều, chỉ hơn 10ha, còn bây giờ xã Mỹ Hòa đã thành lập được Tổ HTSX bưởi Năm Roi theo chương trình VietGAP với diện tích hơn 95ha và hướng tới sẽ thành lập HTX bưởi Năm Roi VietGAP khi đủ điều kiện. Mới đây, Tổ HTSX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa được Viện Cây ăn quả miền Nam hỗ trợ kỹ thuật VietGAP 50ha ở 3 ấp (Mỹ Khánh 1, Mỹ Khánh 2 và Mỹ Hưng 1). Sắp tới, xã sẽ phát triển diện tích bưởi Năm Roi VietGAP đạt gần 150 ha”.

Trong năm 2017, sản lượng của các Tổ HTSX khoảng 600 tấn. Các tháng đầu năm 2018 khoảng 400 tấn. Việc tiêu thụ, hiện chủ yếu thông qua các Công ty trong nước để xuất sang thị trường EU. Đặc biệt, trong năm nay Công ty mua hết sản phẩm của nhà vườn không phân loại như các năm trước.

Bà Lê Thị Thanh Hiền, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long cho hay: Thị trường tiêu thụ bưởi ổn định nhờ vào việc thay đổi thói quen về kỹ thuật trồng và mạnh dạn xây dựng mô hình liên kết sản xuất. Trung tâm đã hướng dẫn nông dân, áp dụng đồng bộ gói kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ, thực hiện truy xuất nguồn gốc, chứng nhận an toàn, sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, xây dựng mã vạch, quảng bá thương hiệu. Từ đó, tạo được thương hiệu uy tín cho sản phẩm trên thị trường.

N.TÂM

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.