Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Vĩnh Phúc: Triển khai hiệu quả Chương trình 135

Hoàng Quý - 11:49, 02/03/2021

Những năm qua, với việc triển khai hiệu quả Chương trình 135, vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh Vĩnh Phúc đã ngày càng khởi sắc. Hàng nghìn hộ dân đã được hưởng lợi, tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng no ấm…

Người dân xã Yên Dương (Tam Đảo) thu hoạch chè
Người dân xã Yên Dương (Tam Đảo) thu hoạch chè

Về với xã Yên Dương, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hôm nay, chứng kiến các công trình “điện, đường, trường, trạm” được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, tạo nên diện mạo mới cho vùng quê này. Bên cạnh đó, nhiều dự án hỗ trợ trực tiếp đến hộ nghèo, cận nghèo, tạo điều kiện cho các hộ vươn lên phát triển kinh tế thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ổn định và từng bước phát triển.

Theo ông Bàng Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Yên Dương, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và nhiều chương trình lồng ghép khác của huyện, nhất là CT 135 mà đến nay, hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến các bản làng đều đã được cứng hóa; 100% số hộ trong xã đã có điện lưới sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất;  trường lớp học,  đầu tư xây dựng, sửa chữa, trang thiết bị học tập được được mua sắm....cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em đồng bào DTTS trong xã.

Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, đồng bào được hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi nên đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế hộ. 

 Đáng phấn khởi là, nhiều hộ đã  thay đổi cách nghĩ, cách làm kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, tiểu thủ công nghiệp, trồng rừng kinh tế; đầu tư phát triển cây chè...; Nhờ đó mà hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 33,25 triệu đồng. 

"Hằng năm, xã còn kết nối giải quyết việc làm mới cho trên 300 lao động; cùng với gần 1.700 lao động của xã hiện đã có việc làm ở địa bàn trong và ngoài tỉnh, đóng góp thu nhập cho gia đình, đã góp phần giảm sâu tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã đến cuối năm 2020 còn 3,9%", ông Bàng Văn Thành chia sẻ thêm.

Xã Yên Dương chỉ là một trong những xã ĐBKK điển hình nhờ nguồn lực đầu tư từ CT 135 đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội, giảm nhanh hộ nghèo, nâng cao đời sống của người dân. 

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó trọng tâm là Chương trình 135. Cụ thể, đối với, Dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, Ban Dân tộc đã tham mưu với UBND tỉnh bố trí 6 tỷ 700 triệu đồng để đầu tư xây dựng 10 công trình cho các xã ĐBKK, trong đó 04 công trình đường giao thông nông thôn, 01 công trình trường học, 03 công trình nhà văn hóa thôn, 02 công trình thoát nước vệ sinh môi trường nông thôn.  

Đồng thời, Ban Dân tộc đã triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất ở 3 thôn ĐBKK, với tổng số vốn là 600 triệu đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh để triển khai thực hiện hỗ trợ 19.950 kg phân bón các loại; 11.980 kg lúa giống, tập huấn kỹ thuật 14 lớp cho hơn 1.000 lượt hộ dân ở các thôn ĐBKK, với tổng số hộ, nhóm hộ được hưởng lợi từ dự án là 1.184 lượt hộ nghèo, cận nghèo… Thông qua Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo điều kiện tích cực cho đồng bào các dân tộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu.

Với việc thực hiện hiệu quả Chương trình 135, đến nay, đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của các thôn ĐBKK giảm từ 2-2,5%/năm...



Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển