Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Vùng cao A Lưới vận động học sinh đến trường

PV - 15:23, 11/09/2020

Khai giảng năm học mới đã mấy ngày nay, nhưng tại một số xã giáp biên giới của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, các thầy cô giáo vẫn tiếp tục về tận thôn, bản để vận động học sinh đến trường, kịp ngày khai giảng năm học mới.

Năm học mới tại trường THCS Quang Trung, huyện vùng cao A Lưới.
Năm học mới tại trường THCS Quang Trung, huyện vùng cao A Lưới.

Tại trường Trung học sơ sở Quang Trung ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới, trước ngày khai giảng, các thầy cô cùng học sinh tất bật dọn dẹp khuôn viên, sơn sửa các lớp học, phòng chức năng. Cô Trần Thị Tỷ Muội, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học này, trường có 254 học sinh, 100% là người dân tộc thiểu số. Ở một số thôn, bản giáp biên đặc biệt khó khăn của xã, trong thời gian nghỉ hè, các em theo bố mẹ vào sâu trong nương rẫy để giúp gia đình lao động.

Theo cô giáo Trần Thị Tỷ Muội, đến nay vẫn còn một số học sinh chưa kịp đến trường, các thầy cô giáo phải phối hợp với các trưởng thôn, xã vận động học sinh đến lớp. “Việc vận động học sinh đến trường trên tinh thần rất là ổn. Cơ bản, các em đã đến đông đủ, chỉ còn khoảng 10 em, chia đều cho các lớp. Giáo viên chủ nhiệm của các lớp tiếp tục đi vận động, về xã để vận động. Tôi cũng đã trực tiếp cùng trao đổi với Trưởng thôn để làm việc. Hiện tại có một số em đi theo bố mẹ ra xã Hồng Thủy chưa về kịp, thì nhà trường cũng cố gắng huy động các em về kịp cho việc khai giảng, đến trường cho kịp, không để mất bài vở.”- Cô Muội nói.

Các trường chú trọng vận động trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số đến trường.
Các trường chú trọng vận động trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số đến trường.


Cô Lê Thị Thu Hương, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A Lưới cho biết, nhiều trường đã quyên góp cho quỹ “giúp bạn nghèo” giúp các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Theo cô Hương, “Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc quan tâm đến con em mình chưa thấu đáo. Một số gia đình thì khoán trắng những hoạt động liên quan đến học tập của con em là giao cho nhà trường, cho nên nhà trường phải chủ động phân công cho giáo viên chủ nhiệm, phân công giáo viên bộ môn về tận gia đình học sinh để huy động, để kêu gọi học sinh đến trường. Phòng vẫn rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo cho tất cả các trường là phải quan tâm đến việc huy động học sinh đầu năm học”.

Huyện A Lưới hiện có 48 cơ sở giáo dục với khoảng 12.000 học sinh các cấp. Trong đó, hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số như Tà Ôi, Pa Kô, Cơ Tu, Vân Kiều… Để con em trong huyện đến trường ngày khai giảng, ngay từ giữa hè, các thầy cô giáo đến từng thôn, bản vận động từng gia đình đưa con em đi học. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: nhờ làm tốt công tác vận động, những năm gần đây, tình trạng học sinh bỏ học giảm đáng kể.

Khánh thành thư viện xã hội hóa đưa vào phục vụ năm học mới.
Khánh thành thư viện xã hội hóa đưa vào phục vụ năm học mới.

“Công tác tuyên truyền, vận động các em đến trường gặp nhiều khó khăn nhưng mà ngay từ đầu năm thì Ủy ban huyện đã chỉ đạo UBND các xã và đặc biệt là vận động phụ huynh học sinh và các em học sinh thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đưa trẻ đến trường và đến thời điểm hiện tại thì phải nói rằng số lượng học sinh đến trường đảm bảo theo các chỉ tiêu đề ra”- Ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định như vậy./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.