Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Vùng cao Ba Chẽ: Thầy cô đến vận động, học sinh trốn lên rừng

PV - 15:33, 03/09/2020

Dù đã được sự ủng hộ của Người có uy tín nhưng nhiều khi nỗ lực của các thầy, cô lại không nhận được sự hợp tác từ chính các em học sinh.

Có nhiều đoạn phải để xe máy bên kia suối để đi bộ vào nhà học sinh.
Có nhiều đoạn phải để xe máy bên kia suối để đi bộ vào nhà học sinh.

Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Đồn Đạc 2, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) có 4 điểm trường với gần 400 học sinh. Điểm trường xa nhất cách trường chính khoảng 15 cây số đường rừng. Dù học sinh cấp THCS đều phải về điểm trường chính học bán trú nhưng cứ sau mỗi kỳ nghỉ dài như Tết Nguyên đán hay nghỉ hè, sỹ số lại vắng rất nhiều.

Thầy Nguyễn Hữu Phượng, Phó hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Đồn Đạc 2 cho biết: “Mặc dù đã thực hiện vận động nhưng trước khai giảng 1 ngày, tất cả cán bộ, giáo viên sẽ đến nhà của các học sinh ở tất cả thôn, bản để thông báo lại thời gian, địa điểm và vận động các em đến trường thêm một lần nữa. Tuy nhiên, do tập quán, do nhận thức nên phụ huynh học sinh chưa quan tâm tới việc học của các con mà cho rằng học biết chữ là được. Tỷ lệ thanh thiếu niên, học sinh từ 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS của Đồn Đạc chỉ hơn 86% "...

Các thầy cô giáo vùng cao vẫn tiếp tục những chuyến vào bản, công việc vốn rất cần sự kiên nhẫn và tình yêu nghề để đưa các em tới trường.
Các thầy cô giáo vùng cao vẫn tiếp tục những chuyến vào bản, công việc vốn rất cần sự kiên nhẫn và tình yêu nghề để đưa các em tới trường.

Con đường vào bản Làng Cổng, nơi thượng nguồn con sông Ba Chẽ lởm chởm đá cuội, trơn trượt trong những ngày mưa. Có đi cùng các thầy giáo vận động học sinh tới trường mới thấu hiểu những khó khăn, vất vả và cả nỗi buồn trong sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao Ba Chẽ. Dù đã được sự ủng hộ của người có uy tín trong thôn, bản nhưng nhiều khi nỗ lực, lòng nhiệt tình của các thầy, cô giáo lại không được sự hợp tác từ chính các em học sinh, như trường hợp Triệu Thị Thắm (14 tuổi): “Bố mẹ đi rừng từ 6 giờ sáng rồi. Em phải dậy từ 5 giờ sáng để nấu cơm, chăm 3 em, chăn lợn, gà, ngan. Hôm nay về em sẽ kể cho bố mẹ nghe có thầy cô đến vận động đi học. Học là học cho mình chứ có học cho thầy cô đâu" -"Thế sao Thắm không đi học" - "Em không thích".

Tuy nhiên không phải lần đi vận động nào cũng gặp được phụ huynh, học sinh. Chỉ cần nhìn thấy thầy giáo ở phía bên kia suối là học sinh chạy trốn lên rừng.
Tuy nhiên không phải lần đi vận động nào cũng gặp được phụ huynh, học sinh. Chỉ cần nhìn thấy thầy giáo ở phía bên kia suối là học sinh chạy trốn lên rừng.

Theo Nghị định số 116 của TTg Chính phủ, học sinh THCS học bán trú tuần tại các khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo; 40% tiền ăn theo mức lương cơ sở. Học sinh là con em hộ nghèo, cận nghèo còn được miễn học phí, sách, vở cùng đồ dùng học tập được mượn tại thư viện nhà trường.... Vậy nhưng, không ít học sinh dân tộc thiểu số vẫn không muốn đến trường.

Bà Chíu Thị Hai, (70 tuổi) người uy tín thôn Nà Làng, cũng là bà nội của Triệu Thị Thắm, cho biết:“Khó vận động lắm, bố mẹ bảo đi học nhưng cháu cũng không đi. Tôi vận động thì cháu nói là “học cho bà à?”. Cũng chỉ biết nói không phải học cho bà mà sau này cháu học được con chữ, cháu làm việc thì bà nhờ tý thôi. Thời này phải biết chữ, không biết chữ thiệt thòi lắm".

Việc vận động học sinh ra lớp ở các huyện miền núi cao có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phổ cập giáo dục bắt buộc, từng bước nâng cao dân trí, đời sống cho đồng bào dân tộc. Trong tương lai không xa, các xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của Quảng Ninh sẽ thoát nghèo, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới... Tuy nhiên xét về điều kiện tự nhiên và xã hội, đây là những địa bàn còn nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, dân trí thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp nên rất cần những hỗ trợ riêng cho mục tiêu phổ cập giáo dục.

Cô giáo Nguyễn Thu Hoài người đã có hơn 20 năm gắn bó với giáo dục vùng cao ở huyện Ba Chẽ trăn trở: “Nếu như xã thoát diện 135 thì chế độ cho học sinh là điều mà chúng tôi trăn trở nhiều nhất. Học sinh sẽ không còn được hỗ trợ ăn bán trú tại trường, không được cấp miễn phí sách vở, quần áo, ít đi các nguồn tài trợ và gia đình học sinh sẽ phải lo toàn bộ. Và giáo viên sẽ vất vả hơn rất là nhiều để vận động các em đến lớp..."

Ngày tựu trường đã cận kề. Thế nhưng bên cạnh việc chuẩn bị trường, lớp đảm bảo an toàn cho năm học mới trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các thầy cô giáo vùng cao vẫn tiếp tục những chuyến vào bản, công việc vốn rất cần sự kiên nhẫn và tình yêu nghề để đưa các em tới trường./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.