Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Sau dịch Covid-19: Giáo viên lặn lội đi vận động học sinh trở lại trường

Quỳnh Chi- Quang Nam - 15:31, 18/05/2020

Trong thời gian dài nghỉ học để phòng, chống dịch Covid - 19, nhiều học sinh người DTTS ở các địa bàn miền núi tỉnh Quảng Bình đã theo cha mẹ lên nương rẫy. Do vậy, sau khi có quyết định đi học trở lại, các thầy cô giáo cắm bản lại phải băng rừng, vượt suối đến từng nhà để vận động học sinh quay trở lại lớp.

Thầy cô giáo xuống tận bản cho quà và vận động các em nhỏ trở lại lớp học. (Ảnh: Quang Nam)
Thầy cô giáo xuống tận bản cho quà và vận động các em nhỏ trở lại lớp học. (Ảnh: Quang Nam)

Ngay khi tỉnh Quảng Bình có thông báo cho học sinh đi học trở lại, Ban Giám hiệu Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa (huyện Minh Hóa) đã phân công giáo viên đến từng bản, từng nhà và lên rẫy để vận động các em trở lại trường.

Thầy Trần Trọng Lam, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn xã Trọng Hóa có 15 điểm trường, riêng khu vực trung tâm xã có 8 điểm trường, với 527 em học sinh, đa số các em là người DTTS. Cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, vì thế phụ huynh ít quan tâm đến việc học hành của con em mình. Sau kỳ nghỉ vì dịch, nhà trường đã phân công cho các giáo viên vào bản, tới nhà các em học sinh để thông báo, vận động các em đi học trở lại. Qua rà soát, không có em nào bỏ học đi làm xa, mà chủ yếu vào rừng theo bố mẹ làm nương rẫy.

Cô giáo Cao Thị Hoàng, giáo viên "cắm bản" ở bản Si thông tin thêm, ngay khi có lịch học, cô phải đến từng nhà học sinh vào buổi tối để tuyên truyền, vận động các em quay trở lại lớp học.

Không riêng giáo viên ở Trọng Hóa (huyện Minh Hóa), tại 4 điểm lẻ của Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa), 36 giáo viên cũng đang chia nhau đến từng nhà, vào tận rẫy để thông báo các em đi học trở lại.

Thầy Nguyễn Hữu Tâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc giáo viên phải lặn lội đến từng hộ dân vận động, đón học trò đến trường là việc làm thường xuyên; thậm chí có trường hợp giáo viên phải vào tận miền Nam để đưa học sinh đi làm trở về lớp học. Có em ở xa, lấy lý do xe đạp hỏng để nghỉ học, thầy cô lại trích tiền lương để giúp các em sửa xe để có phương tiện trở lại lớp học. 


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.