Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Minh Thu - 07:31, 09/05/2024

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.

Nhiều mô hình kinh tế đã và đang phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS xóa đói giảm nghèo (Ảnh minh họa).
Nhiều mô hình kinh tế đã và đang phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS xóa đói giảm nghèo (Ảnh minh họa).

Diện mạo mới vùng đồng bào DTTS

Cuối năm 2023, hộ gia đình anh Lê Văn Tuấn ở Bản Lù, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới vui mừng khi dọn vào ngôi nhà mới được xây dựng kiên cố, khang trang với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng.

Là gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã Tân Sơn, ngôi nhà cũ trước đây dột nát, chưa có điều kiện để làm mới. Khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai, gia đình anh Tuấn được hỗ trợ căn nhà mới.

Hộ gia đình anh Tuấn là một trong số gần 400 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở theo Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong năm 2023. Cùng với hỗ trợ nhà ở, nhu cầu về nước sạch cũng được tỉnh Bắc Kạn quan tâm giải quyết. Trong hai năm 2022 - 2023, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, đã có 57 công trình nước sinh hoạt tập trung được triển khai tại các thôn, bản còn khó khăn về nước sạch. Tỉnh đã giao trên 18 tỷ đồng cho các địa phương mua téc nước, vòi nước, tạo nguồn nước sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS, góp phần nâng cao sức khoẻ của cộng đồng.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình MTQG sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 3 Chương trình MTQG tại các địa phương.

Ông Phạm Duy HưngPhó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, cùng với đầu tư hạ tầng, nhà ở, đất ở, đất sản xuất, tỉnh Bắc Kạn đặc biệt chú trọng các hợp phần hỗ trợ sản xuất cho đồng bào DTTS. Điển hình như ở Pác Nặm, huyện khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2023 đã thực hiện 4 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng về chăn nuôi và trồng trọt tại 2 xã Bằng Thành và Bộc Bố. bên cạnh đó, huyện đang triển khai 2 dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa, quy mô 100 con/dự án ở xã Bằng Thành; 1 dự án trồng lê quy mô 5ha và 1 dự án chăn nuôi bò sinh sản quy mô 30 con tại xã Bộc Bố.

Dự án hướng tới mục tiêu tạo thành sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị, năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS.

Cùng được triển khai thực hiện, trong năm 2023, huyện Bạch Thông được giao gần 60 tỷ đồng cho 10 dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719. Hiện nay, huyện đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án và đưa ra giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719.

Các chương trình MTQG đã góp phần quan trọng cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cao đời sống Nhân dân tỉnh miền núi Bắc Kạn (Ảnh VOV).
Các chương trình MTQG đã góp phần quan trọng cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cao đời sống Nhân dân tỉnh miền núi Bắc Kạn (Ảnh VOV).

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn hoàn thành các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bắc Kạn được phân bổ hơn 3.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Cùng với hoạt động phân bổ về các địa phương nguồn ngân sách, tỉnh còn triển khai xuống cơ sở từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đều lần lượt được thực hiện. Từ đó, UBND các huyện đã triển khai và giao kinh phí cho UBND các xã thực hiện theo kế hoạch.

Đến nay, Bắc Kạn đã phân bổ trên 2.000 tỷ đồng cho 10 dự án thành phần của chương trình. Từ nguồn vốn được giao, hiện đã có 334 công trình thiết yếu được đầu tư, nâng cấp sửa chữa; gần 500 hộ dân được hỗ trợ làm nhà ở; 170 mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị để tạo sinh kế ở các địa phương được tổ chức thực hiện. Trong năm 2023, Bắc Kạn có 23/29 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,33%, xếp thứ 33 so với cả nước; giảm 2,76% hộ nghèo… kết quả này có phần đóng góp từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719.

Với sự nỗ lực vào cuộc thực hiện của cả hệ thống chính trị, có thể thấy Chương trình MTQG 1719 đã và đang là đòn bẩy phát triển các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn, tạo sinh kế, giúp đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn phát triển bền vững.

Mô hình liên kết trồng nghệ đỏ ở các huyện Pác Nặm, Na Rì và TP. Bắc Kạn.
Mô hình liên kết trồng nghệ đỏ ở các huyện Pác Nặm, Na Rì và TP. Bắc Kạn.

Năm 2024, tỉnh Bắc Kạn được phân bổ trên 1.200 tỉ đồng cho 3 Chương trình MTQG, trong đó nguồn vốn đầu tư hơn 657 tỉ đồng và vốn sự nghiệp gần 550 tỉ đồng.

Theo ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn: Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình MTQG sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 3 Chương trình MTQG tại các địa phương.

“Chúng tôi tiếp tục yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chỉ đạo quyết liệt các địa phương, đơn vị, bắt tay ngay vào thực hiện các nhiệm vụ ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm. Đặc biệt là với từng Chương trình cần phải nắm chắc ngay danh mục các dự án để biết và đôn đốc cũng như thường xuyên kiểm tra tiến độ dự án ở các địa phương, đơn vị. Đồng thời cũng chỉ đạo các sở, ngành bám sát văn bản chỉ đạo; hướng dẫn và tiến độ triển khai để kịp thời tham mưu để có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương một cách đồng bộ, kịp thời. Ngoài ra cũng tăng cường hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ở các xã để cán bộ ở cấp xã triển khai nhiệm vụ một cách thuần thục hơn”, ông Phạm Duy Hưng cho biết.

Đến nay, Bắc Kạn đã phân bổ trên 2.000 tỷ đồng cho 10 dự án thành phần của chương trình. Từ nguồn vốn được giao, hiện đã có 334 công trình thiết yếu được đầu tư, nâng cấp sửa chữa; gần 500 hộ dân được hỗ trợ làm nhà ở; 170 mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị để tạo sinh kế ở các địa phương được tổ chức thực hiện. Trong năm 2023, Bắc Kạn có 23/29 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,33%, xếp thứ 33 so với cả nước; giảm 2,76% hộ nghèo… kết quả này có phần đóng góp từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719.



Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.