Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vùng đặc biệt khó khăn ở Hòa Bình: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA

Nghĩa Hiệp - 09:44, 20/07/2020

Từ năm 2017 đến nay, cùng với nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc, Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen, do Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình chủ trì, đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng ĐBKK; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Một số tuyến đường trên địa bàn huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đang được nâng cấp, sửa chữa bằng nguồn vốn ODA.
Một số tuyến đường trên địa bàn huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đang được nâng cấp, sửa chữa bằng nguồn vốn ODA.

Căn cứ Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 13/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Hỗ trợ các xã ĐBKK thuộc Chương trình 135” sử dụng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen, tỉnh Hòa Bình là 1 trong 5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn đầu tư Dự án cho các xã ĐBKK thuộc diện đầu tư Chương trình 135.

Bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình cho biết: “UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc là cơ quản chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả nguồn vốn được giao. Với tiêu chí đầu tư đúng công trình, địa bàn, bảo đảm đúng đối tượng, từ năm 2017 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã triển khai các công trình tại 32 xã ĐBKK, với tổng số vốn trên 37 tỷ đồng. Riêng năm 2019 đã triển khai 21 công trình tại 20 xã ĐBKK và đến tháng 6/2020 đã hoàn thành 19/21 công trình, còn lại 2 công trình đã triển khai được 90% và sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới”.

Huyện Đà Bắc là huyện nghèo lại thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, vì vậy, đây cũng là huyện được quan tâm nhất trong việc sử dụng nguồn vốn ODA. Chỉ trong 2 năm 2018, 2019, huyện Đà Bắc đã được đầu tư 11 công trình, tập trung chủ yếu vào sửa chữa, nâng cấp đường nội thôn, đường xóm, làm ống dẫn nước tưới tiêu, tập trung tại các xã: Đồng Ruộng, Mường Chiềng, Đồng Chum, Suối Nánh, Tân Minh, Vầy Nưa... Các công trình khi đi vào hoạt động đã giúp người dân thuận tiện trong đi lại, làm ăn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ông Lý Quang Hoàng, xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc chia sẻ: “Trước kia cứ hễ trời mưa là hầu hết người dân trong xóm bỏ lên nương, đi làm, bởi đường đất sét gặp mưa không đi nổi. Từ ngày được Nhà nước xây dựng con đường bê tông mới, người dân trong xóm đi lại thuận lợi hơn hẳn”.

Cũng theo ông Hoàng, khi xây dựng đường, người dân sẵn sàng hiến đất, đóng góp ngày công giúp một phần công sức của mình cho Nhà nước. Giờ đây, vận chuyển hàng hóa, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thuận tiện. Thương lái vào tận xóm thu mua hàng hóa nên việc làm ăn của bà con ngày càng phát triển.

Thực tế tại Hòa Bình cho thấy, với suất đầu tư không quá 2 tỷ đồng/công trình. Các công trình được hỗ trợ vốn đều, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn nhu cầu của Nhân dân các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. Đồng thời, việc thực hiện các dự án giúp nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền địa phương, tạo động lực cơ bản trong thực hiện chương trình lớn về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng.


Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.