Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Xây dựng điểm đến du lịch giàu bản sắc, an toàn và thân thiện

Khánh Thi - 09:10, 14/12/2022

Ngay sau khi mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã nhanh chóng sôi động trở lại với việc đón, phục vụ hàng chục triệu lượt khách trong nước và quốc tế. Các địa phương có tiềm năng về du lịch, nhất là ở khu vực miền núi, đã nắm bắt cơ hội, xúc tiến các sản phẩm du lịch đặc thù giàu bản sắc để thúc đẩy tăng trưởng.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Xây dựng điểm đến giàu bản sắc, an toàn và thân thiện
Lần đầu tiên huyện Mù Cang Chải tổ chức Lễ hội hoa Tớ Dày; Lễ hội sẽ diễn ra từ 24/12/2022 đến hết ngày 2/1/2023. (Ảnh: TTXVN)

Xuân sớm ở vùng cao

Mù Cang Chải (Yên Bái) sở hữu các tiềm năng lớn để phát triển du lịch, với nhiều điểm đến hấp dẫn du khách như: ruộng bậc thang; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo; đèo Khau Phạ - một trong tứ đại đỉnh đèo của vùng Tây Bắc; di tích bãi đá cổ mới được phát hiện; đỉnh Lùng Cúng với độ cao hơn 2.900 m... Cùng với đó là những nét văn hóa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào các DTTS.

Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách. Các tour trekking ngắm cảnh, trải nghiệm những hoạt động du lịch cùng người dân địa phương như cấy lúa, đi cày, nấu ăn, tắm nước lá… Trong đó, Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” và “Bay trên mùa nước đổ” tổ chức lần đầu năm 2013, đến nay đã trở thành sản phẩm du lịch mạo hiểm cao cấp và đặc trưng của Mù Cang Chải, thu hút nhiều du khách là phi công đến từ các nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Australia, Singapore tham gia.

Trong khuôn khổ Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2022 của huyện Mù Cang Chải, nhiều hoạt động phụ trợ được tổ chức như điểm cảnh tổ chức Lễ hội hoa Tớ Dày; triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc thắm hoa Tớ Dày;” tổ chức giải đánh quay người Mông huyện Mù Cang Chải, “Hành trình săn mây-Khám phá hoa Tớ Dày Mù Cang Chải;” các tour du lịch trải nghiệm ngắm hoa Tớ Dày…

Tại Hội nghị tổng kết công tác du lịch năm 2022 diễn ra hôm 24/11, bà Lường Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, cho biết, sau gần hai năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19, từ đầu năm 2022, ngành du lịch của huyện đã từng bước phục hồi. Từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức thành công các nhiều hoạt động du lịch trên địa bàn để phục vụ du khách trong và ngoài nước.

“Bên cạnh những hoạt động thường niên, thì trong năm 2022, huyện đã tổ chức thành công Lễ đón nhận bằng ghi danh Nghệ thuật xòe thái Mường Lò, festival dù lượn, giải chạy Marathon Mù Cang Chải, chương trình ngắm mùa vàng bằng máy bay trực thăng… Các hoạt động du lịch giàu bản sắc như tổ chức Lễ mừng cơm Mới, festival khèn Mông, hội thi khèn Mông, hội thi gặt lúa nhanh, cày bừa giỏi, thi chọi dê, thi vẽ sắp ong trên nền vải… cũng đã được tổ chức rất thành công; qua đó đã thu hút trên 313.385 lượt khách du lịch với doanh thu 242,16 tỷ đồng”, bà Xuyến thông tin.

Đặc biệt, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, bà Lường Thị Xuyến, trước khi khép lại năm 2022, huyện sẽ tổ chức Lễ hội hoa Tớ Dày. Đây là lần đầu tiên huyện tổ chức lễ hội này; sẽ diễn ra từ 24/12/2022 đến hết ngày 2/1/2023.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Xây dựng điểm đến giàu bản sắc, an toàn và thân thiện 1
Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” và “Bay trên mùa nước đổ” tổ chức lần đầu năm 2013, đến nay đã trở thành sản phẩm du lịch mạo hiểm cao cấp và đặc trưng của Mù Cang Chải.

Được biết, hoa Tớ Dày là loại hoa rừng thuộc họ hoa đào;, đồng bào dân tộc Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là “Pằng tớ dày” - dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Hoa đào rừng”. Hoa Tớ Dày gắn liền với đời sống của nhiều thế hệ người Mông ở Mù Cang Chải, là loài hoa có với sức sống mãnh liệt và chỉ nở vào mùa đông lạnh giá.

“Lễ hội hoa Tớ Dày gắn với các hoạt động lễ hội mừng Đảng, mừng Xuân nhằm tuyên truyền về những tiềm năng, thế mạnh, những cảnh sắc giao thời mùa Xuân, không khí chuẩn bị vui Xuân đón Tết, các lễ hội đầu Xuân của đồng bào dân tộc Mông nhằm giới thiệu, tôn vinh, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, góp phần xây dựng huyện Mù Cang Chải là điểm đến Xanh-Bản sắc-An toàn-Thân thiện”, bà Xuyến chia sẻ.

Xây dựng điểm đến hấp dẫn

Cũng như huyện Mù Cang Chải, từ đầu năm đến nay, các sở ngành, địa phương của tỉnh Yên bái đã tăng cường các giải pháp kích cầu du lịch. Trong đó, tiếp tục tham gia các chương trình hội chợ giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo sinh kế cho người dân địa phương, góp phần phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Lễ hội Hoa Tam giác mạch Hà Giang 2022 được tổ chức với chủ đề “Sức sống Cao nguyên đá” và chính thức khai mạc vào ngày 26/11/2022.
Lễ hội Hoa Tam giác mạch Hà Giang 2022 được tổ chức với chủ đề “Sức sống Cao nguyên đá” và chính thức khai mạc vào ngày 26/11/2022.
(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Xây dựng điểm đến giàu bản sắc, an toàn và thân thiện 3
Lễ hội Hoa Tam giác mạch Hà Giang 2022 được tổ chức với chủ đề “Sức sống Cao nguyên đá” và chính thức khai mạc vào ngày 26/11/2022.

Đặc biệt, theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, việc tổ chức thành công Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, khai mạc lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022, và các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện và các hoạt động hưởng ứng tại các địa phương (trong tháng 8 và tháng 9/2022) trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã thu hút được lượng lớn du khách đến với tỉnh Yên Bái, góp phần phục hồi và phát triển du lịch của tỉnh trong năm 2022.

Nhờ đó, trong 10 tháng năm 2022, toàn tỉnh đón gần 1,5 triệu lượt khách, bằng 133% kế hoạch, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt trên 16.510 lượt khách; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt gần 1.000 tỷ đồng, bằng 117,7% kế hoạch.

Tương tự Yên Bái, nơi địa đầu tổ quốc, ngành du lịch của tỉnh Hà Giang cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Chỉ trong 9 tháng năm 2022, toàn tỉnh đã đón gần 1,6 triệu lượt du khách (tăng 132,18% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 106,5% kế hoạch năm), trong đó 26.022 lượt khách quốc tế, 1.571.978 lượt khách nội địa; doanh thu từ du lịch đạt 3.196 tỷ đồng, tăng 158,2% so với cùng kỳ.

Festival “Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai” năm 2022 với chủ đề 'Kết nối khát vọng xanh” diễn ra từ ngày 26 - 28/8, tại TP. Lào Cai và thị xã Sa Pa. Đây là sản phẩm du lịch hợp tác của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm các tỉnh Phú Thọ, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và TP. Hồ Chí Minh.
Festival “Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai” năm 2022 với chủ đề 'Kết nối khát vọng xanh” diễn ra từ ngày 26 - 28/8, tại TP. Lào Cai và thị xã Sa Pa. Đây là sản phẩm du lịch hợp tác của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm: Phú Thọ, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và TP. Hồ Chí Minh.

Còn với tỉnh Lào Cai, từ đầu năm đến nay, lượng khách tới Lào Cai ước đạt 4,1 triệu lượt, tăng 225% so với cùng kỳ năm 2021, vượt mục tiêu đề ra trong năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 14.700 tỷ đồng, tăng 254% so với cùng kỳ năm 2021.

Những hoạt động kích cầu du lịch của các địa phương miền núi, đã đóng góp quan trọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịchcả nước từ đầu năm đến nay, với lượng khác quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2,95 triệu lượt người, gấp 21,1 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 11 tháng của năm 2022, ước đạt 536.300 tỷ đồng, tăng 56,5% so vớicùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng của năm 2022 ước đạt 22.900 tỷ đồng, gấp 4,1 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Trong bối cảnh các nước trong khu vực đồng loạt mở cửa du lịch và cạnh tranh gay gắt để thu hút kháchquốc tế sau đại dịch, những kết quả trên đã phần nào khẳng định, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của du khách.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm 2022, Hàn Quốc là quốc gia có lượt khách du lịch đến Việt Nam đông nhất với hơn 763.000 người, gấp gần 27 lần so với cùng kỳ năm 2021. Mỹ là quốc gia có lượt khách du lịch cao thứ 2 đến Việt Nam với hơn 266.000 lượt người, tăng 82 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng khách du lịch đến từ Campuchia cao thứ 3 với hơn 172.000 người, tăng 24 lần. Tiếp theo là các nước Thái Lan và Nhật Bản với số lượng khách du lịch đến Việt Nam lần lượt đạt 153.400 và 146.600 lượt người. Ngoài ra, Singapore, Malaysia, Úc, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều là các quốc gia, vùng lãnh thổ có lượt khách du lịch đến Việt Nam khá đông trong 11 tháng năm 2022.

Bên cạnh đó, dữ liệu từ Google Destination Insights cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về cơ sở lưu trú tại Việt Nam trong tháng 11/2022 tiếp tục tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm trước. Các quốc gia có du khách tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam là Mỹ, Singapore, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản...


Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.