Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Xây dựng mô hình khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học

Cát Tường (T/h) - 13:56, 20/10/2021

Theo thống kê, đến nay có 50% các trường đã thành lập được các câu lạc bộ khởi nghệp, 70 cơ sở đào tạo bố trí dược không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp, 45 cơ sở đào tạo đã thành lập được các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên khởi nghiệp 2018” diễn ra tại Đại học Trà Vinh.
Vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên khởi nghiệp 2018” diễn ra tại Đại học Trà Vinh.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tọa đàm “Xây dựng mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học” dưới hình thức trực tuyến tại 40 điểm cầu các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.

Trong thời gian qua, đã có một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp rất thành công tại các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà trường vẫn chưa định hình được các hướng đi sao cho hiệu quả.

Để hỗ trợ các nhà trường từng bước hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học, tọa đàm “Xây dựng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học” được tổ chức với mục đích hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học từng bước hình thành các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, giảng viên.

Ngày 22/4/2021, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 409/KH-BGDĐT triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025của ngành Giáo dục, hướng dẫn các cơ sở đào tạo triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

Thời gian qua, Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp”. Các hoạt động này đã thu hút ngày càng đông của học sinh, sinh viên toàn quốc cũng như các cơ sơ giáo dục và các doanh nghiệp. Số dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên tăng dần theo từng năm và hàm lượng khoa học công nghệ trong các dự án ngày càng cao.

Theo thống kê, đến nay đã có 50% các trường đã thành lập được các câu lạc bộ khởi nghệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của các cơ sở đào tạo; 70 cơ sở đào tạo bố trí dược không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho học, sinh viên; có khoảng 45 cơ sở đào tạo đã thành lập được các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, vấn đề thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang được coi là một trong những nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần giúp Việt Nam sớm trở thành một quốc gia khởi nghiệp có tầm ảnh hưởng trên thế giới. 

Để trở thành một quốc gia khởi nghiệp, việc cần làm đầu tiên là xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện hơn, ở đó các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được ươm tạo, hỗ trợ và nhanh chóng có được những mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững. Thứ trưởng cũng chỉ ra rằng, trong các báo cáo nghiên cứu về việc xây dựng và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia thì vai trò của các trường đại học rất quan trọng.

Một số chuyên gia đến từ nhiều cơ sở giáo dục đại học cho rằng, sáng tạo và khởi nghiệp là trụ cột để giúp cho các hoạt động đào tạo và hoạt động nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học đến gần hơn với thực tiễn...

Tin cùng chuyên mục