Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Xin đừng may “áo mới” cho di tích

Hồng Minh - 09:17, 21/04/2022

Do tác động của thời gian và con người, những ngôi đình cổ hàng trăm tuổi, những ngôi đền thiêng với những nét kiến trúc cổ, những công trình di tích lịch sử... dần bị mai một. Vì vậy việc bảo vệ nguyên gốc, "chăm sóc" di tích đúng cách để di tích sống cùng thời gian là yêu cầu bắt buộc. Thế nhưng, trên thực tế, thay vì trùng tu di tích xuống cấp, thì hiện tượng xâm hại, thay mới lại vẫn diễn ra thường xuyên dù đã được cảnh báo.

Giếng cổ ở đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị phá bỏ (Ảnh tư liệu)
Giếng cổ ở đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị phá bỏ (Ảnh tư liệu)

Chuyện cũ luôn “nóng”

Năm nào cũng vậy, việc các di tích bị biến dạng do trùng tu vẫn luôn là câu chuyện không mới ở nhiều địa phương. Nhẹ thì sơn phết bên ngoài di tích cấp Quốc gia bằng một bức họa lớn như ở đình cổ Tự Đông (TP. Hải Dương), nặng thì phá bỏ như giếng ngọc trong khuôn viên di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thay vào đó, địa phương xây dựng giếng mới có kích thước nhỏ hơn. Vì thế, đã có không ít di tích khi được trùng tu, bảo tồn lại chẳng khác gì làm mới, thậm chí làm cho biến dạng khiến giới chuyên môn và dư luận đặt câu hỏi làm như thế là trùng tu hay xâm hại di tích.

Hay gần đây một loạt các di tích đền, chùa trên địa bàn TP. Hà Nội như chùa Đồng Quang (quận Đống Đa), chùa Khúc Thủy (huyện Thanh Oai), chùa Lâm So (huyện Quốc Oai), đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), chùa Thiên Trù-Hương Tích (huyện Mỹ Đức), đình Lương Xá (huyện Ứng Hòa), chùa Bối Khê (huyện Thanh Oai)... đã tự ý xây dựng, tu bổ di tích khi chưa có thỏa thuận của cơ quan quản lý văn hóa có thẩm quyền. Điều này cho thấy sự tùy tiện trong ứng xử với di tích ở các địa phương.

Căn cứ vào Luật Di sản văn hóa năm hóa năm 2001 (bổ sung, sửa đổi một số điều năm 2009). Theo Điểm a khoản 1 và khoản 2, Điều 34 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định: “Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, hạn chế can thiệp làm giảm hoặc thay đổi đặc điểm, giá trị di tích, đồng thời ưu tiên bảo quản, gia cố, sau đó mới đến tu bổ, tôn tạo”.

Theo Luật di sản có thể hiểu rằng, trùng tu lẽ ra phải là công cuộc cứu giữ các giá trị nguyên gốc của di tích nhưng thực tế trên khiến chúng ta phải gọi đây là những công trình, dự án trùng tu “thảm họa” không đáng có. Một số di tích bị trùng tu sai cách nên phá hỏng những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích.

Thiết nghĩ, dù cho pháp luật có đặt ra, nhưng trí tuệ của những người làm công tác trùng tu cần phải được đặt lên hàng đầu. Khi trùng tu, phải lưu giữ được những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội của người xưa để lại  là nguyên tắc bất di bất dịch. Bởi chỉ cần tùy tiện thay đổi một chi tiết thì giá trị của di tích vĩnh viễn bị mất đi.

Đình Khói, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là một trong những di tích trùng tu giữ được nguyên gốc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân
Đình Khói, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là một trong những di tích trùng tu giữ được nguyên gốc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân

Trung tu di tích “bây giờ hoặc không bao giờ”

Trong việc bảo tồn, việc trùng tu di tích đúng thời điểm là rất quan trọng. Bỡi vì, nếu không kịp thời, chúng ta không có cơ hội để bảo tồn, lưu giữ. Nhiều di tích nếu chậm được trùng tu, tôn tạo dẫn đến xuống cấp. Hơn nữa, nếu để di tích xuống cấp trầm trọng thì khi trùng tu sẽ dễ vấp phải việc can thiệp quá đà vào di tích, thậm chí là mặc một chiếc áo mới  lên di tích.

Nhiều người tưởng tu bổ di tích là làm lại ngôi nhà, làm lại kiến trúc để cho thần thánh ở. Nhưng điều đó không phải, cái sửa chữa ấy quan trọng hơn là cho thần linh, cái sữa chữa ấy phải giữ bằng được các dấu tích văn hóa của người xưa, nghĩa là giữ lại được bản sắc dân tộc. Những mảng chạm khắc trong di tích là tiếng nói, là vấn đề của lịch sử, là vấn đề của xã hội, là cái tâm hồn của người Việt được gửi gắm ở trong đó, chứ không phải nó chỉ mang tính chất làm đẹp cho di tích và lấy việc thờ cúng làm chính. Nếu không hiểu được, người ta sẽ làm hỏng đi”.

Giáo sư Trần Lâm Biền Chuyên gia trong giới nghiên cứu di sản văn hóa

Đồng thời, cách ứng xử với di tích ở nhiều nơi cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại. Để bảo tồn di tích đã xuống cấp thì trùng tu là cần thiết nhưng trùng tu như thế nào để thực sự mang lại hiệu quả vẫn luôn là câu hỏi lớn. Việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích và phải đảm bảo tính nguyên vẹn của nó.

Bình luận về việc ứng xử với di sản và di tích văn hóa ở Việt Nam hiện nay, Giáo sư Trần Lâm Biền- một chuyên gia trong giới nghiên cứu di sản văn hóa phân tích 3 điểm chính: “Điều thứ nhất, chúng ta không hiểu biết, không lấy trí tuệ để ứng xử với di sản và di tích. Điều thứ hai, chúng ta không giáo dục những người tu bổ di tích. Điều thứ ba, những người làm về trùng tu, tu bổ di sản và di tích lại không hiểu di tích một cách thấu đáo”.

Hay theo góc nhìn của họa sĩ Lê Thiết Cương thì trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích là một quá trình lâu dài, cần được tiến hành một cách cẩn thận, bài bản và khoa học. Trước hết, phải có quan niệm đúng về bảo tồn, trùng tu. Muốn vậy, chúng ta phải học quan niệm về bảo tồn, trùng tu của các nước trên thế giới và áp dụng ở Việt Nam sao cho phù hợp. Bảo tồn, trùng tu cần đảm bảo nguyên trạng công trình đã có, hạn chế tối thiểu mức độ sai lệch so với nguyên bản.

Nói như vậy để thấy rằng, chỉ khi những di tích được bảo vệ nguyên gốc thì giá trị văn hóa mới trường tồn cùng thời gian. Đồng thời, những di sản đó sẽ trở thành những sản phẩm du lịch vô giá.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.