Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xóa nghèo từ… vốn rẻ

Nguyễn Thanh - 23:34, 24/01/2021

Chỉ với 10 triệu đồng, đã có thể xóa nghèo bền vững cho một hộ. Câu chuyện ấy diễn ra ở huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An), khiến người nghe băn khoăn, nghi ngại, bởi so với nhiều vùng thuận lợi, vẫn còn có những hộ dù đã được hỗ trợ nhiều lần nhưng vẫn chưa thể thoát nghèo. Tôi đã tìm về Quỳ Hợp để giải tỏa nỗi băn khoăn ấy trong lòng.

bà Trương Thị Sen, xóm Đại Lợi, xã Văn Lợi
Nhờ được hỗ trợ bò, gia đình bà Trương Thị Sen ở xóm Đại Lợi, xã Văn Lợi đã thoát nghèo (Ảnh TL)

Câu chuyện xóa nghèo giá rẻ ở huyện miền núi Quỳ Hợp giờ đã nức tiếng, trở thành chủ đề học tập của nhiều địa phương trong tỉnh. Nhớ lại những ngày đầu thực hiện, lãnh đạo huyện này vẫn không nghĩ sẽ thành công đến vậy. Bà Ngân Thị Hồng, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Quỳ Hợp hồ hởi: “Năm 2017, huyện Quỳ Hợp đã thử nghiệm mô hình xóa nghèo cho 22 hộ, với chỉ 220 triệu đồng hỗ trợ kinh phí mua giống bò sinh sản bản địa. Với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sau một năm, những hộ nghèo này đã thoát được nghèo. Xóa nghèo ở huyện miền núi mà chỉ có 10 triệu đồng thôi đấy”.

Trước đây, nguồn huy động góp Quỹ Vì người nghèo của huyện thường chi vào việc tặng quà dịp tết cho các hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo. Dù rằng, đã kịp thời động viên các đối tượng trong dịp tết cổ truyền, nhưng chưa phát huy hiệu quả nguồn kinh phí huy động. Sau rất nhiều trăn trở, suy nghĩ, lãnh đạo huyện Quỳ Hợp đã quyết định chuyển hướng bằng cách sử dụng một phần kinh phí của Quỹ Vì người nghèo, thử nghiệm hỗ trợ 22 hộ ở vùng đặc biệt khó khăn, với số tiền 10 triệu đồng/hộ. Huyện cũng đã định hướng cho các đối tượng sử dụng khoản kinh phí này vào việc mua bò sinh sản để nhân đàn.

Theo bà Ngân Thị Hồng, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Quỳ Hợp, trước thực tế này, Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định chỉ sử dụng Quỹ Vì người nghèo vào việc thăm hỏi, tặng quà dịp tết các nhóm đặc biệt khó khăn khó có khả năng thoát nghèo; còn những hộ nghèo có ý chí thoát nghèo thì sẽ hỗ trợ sinh kế.

Bà Cao Thị Lương trao đổi câu chuyện thoát nghèo cùng PV
Bà Cao Thị Lương trao đổi câu chuyện thoát nghèo cùng phóng viên

Thật đáng mừng, từ mô hình này, số hộ nghèo thoát nghèo thông qua nguồn Quỹ vì người nghèo đã dài thêm theo từng năm. Nếu như năm đầu thử nghiệm mới chỉ có 22 hộ, thì sang năm 2018 đã lên 178 hộ, năm 2019 có 163 hộ. Riêng năm 2020 đang có 200 hộ đăng kí tham gia.

Để được mắt thấy tai nghe những người nghèo xóa nghèo từ 10 triệu đồng ít ỏi, chúng tôi đã về một số địa phương để tìm hiểu. Bà Cao Thị Lương, dân tộc Thổ ở xóm Đò, xã Thọ Hợp phấn khởi thông tin: “Gia đình tôi đã thoát nghèo rồi đấy. Giờ đây, từ con bò mẹ được mua từ nguồn tiền hỗ trợ đã đẻ lứa thứ 2 với con bê cái, gia đình tôi sẽ cố gắng nhân đàn để đẩy lùi cái đói”.

Rồi bà Lương kể về hành trình thoát nghèo của mình: Chồng bị tai nạn lao động, không đi làm được nên tôi phải cáng đáng hết mọi việc trong gia đình. Từ gia đình bình thường, nhà tôi bỗng chuyển thành hộ nghèo. Nhận tiền hỗ trợ 10 triệu đồng, tôi vay mượn thêm để mua con bò cái với giá 15 triệu đồng và nhân đàn. Thức ăn của bò là cỏ voi được trồng từ đất vườn của gia đình và các nguồn thức ăn khác sẵn có. Sau một năm, tôi bán lứa thứ nhất được trên 10 triệu đồng.

Ông Trương Văn Thiết, dân tộc Thổ ở xóm Đại Thành, xã Văn Lợi đang chăm sóc bò của gia đình.
Ông Trương Văn Thiết, dân tộc Thổ ở xóm Đại Thành, xã Văn Lợi đang chăm sóc bò của gia đình.

Câu chuyện của cựu binh Trương Văn Thiết, dân tộc Thổ ở xóm Đại Thành, xã Văn Lợi càng khiến tôi thêm tin tưởng, kì vọng hơn về chủ trương, ý nghĩa mà huyện Quỳ Hợp đang thực hiện. Gia đình ông Thiết có 4 miệng ăn, trông nhờ vào 2 sào ruộng mà một ít diện tích mía nên cái đói cứ bám trụ nhà ông mãi. Nhẩm tính nguồn thức ăn cho bò sẵn có, chỉ mất công chăm sóc nên vợ chồng ông đã đăng kí tham gia chương trình để nhận tiền hỗ trợ, quyết tâm thoát nghèo.

Nguồn tiền hỗ trợ mua bò cái từ năm 2017, càng khiến ông thêm động lực vay mượn để trồng và chăm sóc 100 gốc quýt PQ. Ông Thiết nhẩm tính, con bê lứa thứ hai này đã có người trả 17 triệu đồng mà tôi chưa bán. Nguồn phân bón hữu cơ từ chăn nuôi bò đã giúp tôi cải thiện chất lượng đất để nâng cao sản lượng lúa, mía, quýt rất hiệu quả.

Thực tế cho thấy, hỗ trợ sinh kế để xóa nghèo bền vững như huyện Quỳ Hợp, là một trong những nội dung mà Quỹ Vì người nghèo hướng đến. Theo lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An: “Huyện Quỳ Hợp là đơn vị đã biết cách và sớm lựa chọn đúng nội dung phù hợp để phát huy hiệu quả cao từ nguồn Quỹ vì người nghèo. Nhờ thế đã phát huy rất tốt nguồn quỹ này, tạo sinh kế bền vững để người nghèo thoát nghèo”.

Trong năm 2020, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho 52.688 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội; có 28.706 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất; thu hút tạo việc làm cho 2.115 lao động; 170 lao động được đi xuất khẩu lao động.

Tin cùng chuyên mục
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.