Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở xã vùng sâu

Hữu Hiệp - 09:29, 03/08/2020

Xã vùng sâu Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) có tổng đàn trâu, bò là 2.833 con, trong đó đàn trâu là 836 con, đàn bò là 1.997 con. So với năm 2017, số lượng trên giảm gần 1.000 con, nguyên nhân chủ yếu là do thu hẹp diện tích các đồng cỏ, khan hiếm dần nguồn thức ăn. Trước thực trạng trên, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chuyển sang mô hình nuôi nhốt chuồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng của gia đình anh Trần Văn Khương.
Mô hình nuôi bò nhốt chuồng của gia đình anh Trần Văn Khương.

Toàn xã Cư Pui hiện có hơn 300 hộ chăn nuôi thực hiện mô hình nuôi nhốt tại chỗ, thôn Điện Tân nuôi nhiều nhất, với 45 hộ.

Khu chăn nuôi bò của gia đình anh Nguyễn Trọng Hà, thôn Điện Tân rộng chừng 120m2, có 20 con bò. Anh Hà cho biết ngày trước, gia đình anh chỉ nuôi trâu để làm sức kéo phục vụ sản xuất. Nhưng hiện nay, sản xuất nông nghiệp tại địa phương đã cơ bản được cơ giới hóa, nên việc nuôi trâu không còn mang lại hiệu quả kinh tế so với nuôi bò thương phẩm. Vì thế, năm 2014, anh mạnh dạn đầu tư chuồng trại và mua 5 con bò giống, mỗi con có giá 8 - 10 triệu đồng, thực hiện mô hình nuôi bò nhốt chuồng tại chỗ, tận dụng quỹ đất ít ỏi trong vườn để trồng cỏ chăn nuôi. Qua hơn 1 năm, sau khi trừ chi phí mỗi con bò cho lãi khoảng 10 triệu đồng. 

Nhận thấy việc nuôi nhốt đỡ tốn công chăn dắt, bò lớn nhanh, ít tiếp xúc với các mầm bệnh xung quanh lại mang lại hiệu quả kinh tế, anh Hà tiếp tục đầu tư mua thêm con giống và trồng thêm 3.000m2 cỏ voi cung cấp nguồn thức ăn cho đàn bò. Hiện trong chuồng bò của gia đình anh luôn duy trì số lượng đàn bò trên dưới 20 con, thu nhập mỗi năm từ nuôi bò hơn 150 triệu đồng.

Cũng ở thôn Điện Tân, anh Trần Văn Khương lại quyết định nuôi bò cái sinh sản và nuôi bò vỗ béo theo hình thức nuôi nhốt. Ban đầu anh Khương thử nghiệm nuôi 3 con bò cái sinh sản, sau hơn 1 năm đã cho ra 3 con bê khỏe mạnh.

Vừa nuôi bò sinh sản, anh Khương cũng tìm mua những con bò gầy, bò hết khả năng cày kéo về nuôi nhốt, vỗ béo khoảng 2 - 3 tháng để bán ra thị trường, mỗi con cũng cho lãi 3 - 5 triệu đồng. Năm 2016, anh mạnh dạn đầu tư nuôi 6 con bò cái sinh sản và duy trì luân phiên khoảng 10 con bò thương phẩm. Trung bình 1 con bò sau khi vỗ béo, anh bán ra thị trường với giá 20 - 25 triệu đồng.

Gia đình các ông Mai Vi Văn, Trần Phú Đồng (thôn Điện Tân) lại nuôi bò nhốt chuồng theo hình thức nhỏ lẻ luân phiên, đàn bò trong chuồng luôn duy trì số lượng 4 - 5 con. Để có đủ lượng thức ăn cho đàn bò, các hộ dân này đã trồng xen kẽ cỏ voi trong các lô cà phê, tận dụng rơm rạ của nhiều hộ gia đình sau mỗi vụ thu hoạch lúa, tích vào kho dự trữ cho mùa Đông. Riêng ông Văn còn trồng thêm 300m2 mía để bổ sung nguồn thức ăn, nên bò của ông luôn to béo. Chính vì vậy, đầu ra cho đàn bò của gia đình ông luôn ổn định và được giá cao, cho thu nhập mỗi năm 60 - 70 triệu đồng.

Nhận thấy 1.000m2 đất canh tác lúa nước không mang lại hiệu quả, anh Dương Văn Vinh (thôn Điện Tân) chuyển sang trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò. Gia đình anh luôn duy trì số lượng đàn bò 6 - 7 con, đến nay tính mỗi con cho lãi khoảng 12 triệu đồng.

Nói về mô hình này, ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui đánh giá: “Xã đánh giá cao cách làm mới của Nhân dân địa phương. Với thu nhập mỗi năm hơn trăm triệu đồng, các hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu trên chính quê hương”.

Xã đánh giá cao cách làm mới của Nhân dân địa phương. Với thu nhập mỗi năm hơn trăm triệu đồng, các hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu trên chính quê hương”.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui.

Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...