Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Xử lý rủi ro trong tín dụng chính sách cho đồng bào DTTS

SỸ HÀO - 09:42, 09/10/2019

Khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) phần lớn là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do đó, để vốn vay phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm hoạt động liên tục của dòng vốn nhân văn này, cần có cơ chế xử lý rủi ro đặc biệt.

Bài 1: Hết khoanh rồi đến xóa nợ

Vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng triệu hộ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, tăng thu nhập. (Ảnh tư liệu)
Vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng triệu hộ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, tăng thu nhập. (Ảnh tư liệu)

Nợ xấu ít

Những năm qua, vốn tín dụng CSXH đã trở thành “điểm tựa” cho hàng triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS. Tính đến ngày 31/8/2019, hơn 1,4 triệu hộ DTTS đang dư nợ tại Ngân hàng CSXH, với doanh số cho vay là 135.964 tỷ đồng, dư nợ bình quân đạt 34 triệu đồng/khách hàng.

Đặc biệt, đối với các chương trình cho vay dành riêng cho đồng bào DTTS (theo Quyết định 32/2007/QĐ - TTg, Quyết định số 54/2012/QĐ - TTg, Quyết định 74/2008/QĐ - TTg, Quyết định số 29/2013/QĐ - TTg, Quyết định 1592/QĐ - TTg, Quyết định 755/QĐ - TTg và Quyết định 2085/QĐ - TTg) đã có 371 nghìn lượt hộ được vay vốn. Trong đó, có 163.694 hộ đang dư nợ, doanh số cho vay đạt 3.830 tỷ đồng, doanh số thu nợ 1.411 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 2.342 tỷ đồng.

Theo ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam, điểm nhấn trong hoạt động tín dụng CSXH là tỷ lệ nợ xấu không nhiều. Tính đến ngày 31/8/2019, nợ quá hạn của các chương trình tín dụng CSXH nâng cao đời sống, dân trí và đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm hỗ trợ đồng bào DTTS là 164 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,33% trên tổng dư nợ. Riêng năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh là 0,78% tổng dư nợ, trong khi nợ xấu của Ngân hàng Thương mại là 3%.

Tỷ lệ nợ xấu ít phản ánh đầy đủ hiệu quả của các chương trình, dự án phát triển kinh tế từ vốn vay tín dụng CSXH triển khai ở vùng DTTS và miền núi. Đây cũng là tín hiệu tích cực thể hiện nỗ lực vươn lên, sử dụng vốn vay hiệu quả để xóa đói, giảm nghèo của đồng bào các DTTS.

Nhiều rủi ro

Có thể thấy, một thực tế ở Ngân hàng CSXH là tình trạng nợ xấu không nhiều. Song, việc thu hồi nợ đối với những trường hợp nợ xấu lại rất khó khăn.

Như ở Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa (Quảng Bình), trong 2 năm 2009-2010, đơn vị cho 103 lao động người DTTS trên địa bàn vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; thời hạn trả nợ lần đầu là năm 2014.

Nhưng hết năm 2014, Ngân hàng đã phải thực hiện “khoanh nợ” lần 1 để gia hạn đối với 103 trường hợp này. Đến tháng 6/2019, hệ thống tự động thông báo nợ của Ngân hàng về các trường hợp vay vốn gần 10 năm trước đã “nhảy” sang lần 2 và cho thấy, vẫn còn 34 trường hợp vay vốn chưa trả xong nợ. Tổng số tiền dư nợ quá hạn của 34 trường hợp này là hơn 760 triệu đồng.

Tình trạng nợ xấu ít nhưng rất khó đòi xảy ra ở trong toàn hệ thống Ngân hàng CSXH. Theo thống kê của Ban Quản lý và xử lý nợ rủi ro (Ngân hàng CSXH Việt Nam), tính đến 31/8/2019, tổng số khoanh nợ trong toàn hệ thống lên đến 494.660 món vay, với số tiền 2.694,8 tỷ đồng. Riêng đối với các chương trình cho vay hộ đồng bào DTTS, Ngân hàng đang phải khoanh nợ cho 16.427 món vay, với số tiền 119,584 tỷ đồng.

Do khách hàng phần lớn là nhóm các đối tượng yếu thế, cơ chế cho vay lại không cần tài sản thế chấp nên rất khó khăn xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Một giải pháp phản ánh phần nào sự bế tắc này là việc Ngân hàng CSXH phải thực hiện xóa nợ cho những trường hợp không còn khả năng trả. Từ khi thành lập (2002) đến ngày 31/8/2019, Ngân hàng đã phải xóa nợ đối với 209.242 món vay, với số tiền 1.492,789 tỷ đồng.

Theo thống kê của Ban Quản lý và xử lý nợ rủi ro (Ngân hàng CSXH Việt Nam), tính đến 31/8/2019, tổng số khoanh nợ trong toàn hệ thống lên đến 494.660 món vay, với số tiền 2.694,8 tỷ đồng. Riêng đối với các chương trình cho vay hộ đồng bào DTTS, Ngân hàng đang phải khoanh nợ cho 16.427 món vay, với số tiền 119,584 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.