Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xuất khẩu dệt may đạt kết quả tích cực 6 tháng đầu năm 2022

Hoàng Minh - 22:24, 21/06/2022

Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Đây là con số ấn tượng đối với ngành dệt may trong bối cảnh vừa trải qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19.

Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 22 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 22 tỷ USD

Kết quả này là nhờ vận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tư do với 15 hiệp định có hiệu lực đã mở ra hành lang thị trường rộng mở với hàng dệt may Việt Nam; trong đó, một số hiệp định có ràng buộc về quy tắc xuất xứ như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thúc đẩy ngành công nghiệp dệt sợi trong nước phát triển vượt bậc trong 5 năm trở lại đây.

Theo đó, từ một nước phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu sợi nhập khẩu, năm 2021 Việt Nam đã xuất khẩu được 5,6 tỷ USD sợi, riêng 6 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu sợi đã đạt xấp xỉ 3 tỷ USD.

Ngành sợi Việt Nam bứt phá nhờ áp dụng công nghệ tự động hoá, nhiều nhà máy đầu tư lớn, sử dụng mô hình quản trị số. Công nghiệp kéo sợi cũng đi đầu trong trong chiến lược phát triển đa dạng hoá thị trường, giảm mức độ lệ thuộc cho nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may.

Ngành dệt may Việt Nam cũng phát triển nhanh về xanh hoá, bền vững, chuyển hoá sang sử dụng năng lượng xanh, năng lượng mặt trời, tiết kiệm nguồn nước nhờ đó đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng tín nhiệm cao.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.