Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên bằng đường sắt sang Trung Quốc

PV - 23:46, 08/06/2023

Ngành đường sắt vừa vận chuyển thử nghiệm thành công lô vải thiều Lục Ngạn bằng Container lạnh trên tàu liên vận quốc tế xuất khẩu sang Trung Quốc xuất phát từ ga Kép liên vận quốc tế.

Lô hàng vải thiều đầu tiên xuất khẩu bằng đường sắt sang Trung Quốc
Lô hàng vải thiều đầu tiên xuất khẩu bằng đường sắt sang Trung Quốc

Đại diện ngành đường sắt cho biết, lô hàng chỉ 3 tấn vải thiều tươi nhưng là bước đi thử nghiệm để có thể khai thông, nhanh chóng vận chuyển chính thức vải thiều tươi đang vào mùa vụ 2023 xuất khẩu bằng tàu liên vận.

Toàn bộ lô hàng thử nghiệm sau khi sang Trung Quốc đã hoàn tất thủ tục tại Bằng Tường, hiện đã được vận chuyển đi tiếp đến chợ Nghĩa Hưng (Thượng Hải) để giới thiệu.

Để có thể vận chuyển vải thiều tươi xuất khẩu chính ngạch bằng đường sắt, cần chuẩn bị từ Container, toa xe đến các thủ tục liên quan đến hàng xuất khẩu và cả thủ tục hải quan, kiểm dịch tại 2 cửa khẩu phía đường sắt Việt Nam và Trung Quốc.

Sau khi hàng hóa được đóng gói và xếp hàng lên Container, đưa về ga Kép để lập tàu liên vận quốc tế chạy đến ga cửa khẩu Đồng Đăng, hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu hàng.

Cụ thể, ngành đường sắt có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển từ 200 - 300 tấn vải thiều tươi/ngày, trong đó vận chuyển vải thiều tươi bằng tuyến đường sắt liên vận quốc tế đến các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và cả thị trường các tỉnh phía nam nước ta.

Theo tính toán sơ bộ, đối với 1 Container hàng được bảo quản lạnh vận chuyển từ Lục Ngạn đi Bằng Tường sẽ có giá khoảng 30 triệu đồng và Container thường khoảng gần 20 triệu đồng.

Về thời gian di chuyển, sau khi đóng đủ hàng (khoảng 20 Container/chuyến), từ Lục Ngạn đến ga Bằng Tường dự kiến khoảng xấp xỉ 12 giờ (bao gồm cả thời gian làm thủ tục thông quan).

Đại diện Công ty CP Vận tải và thương mại Đường sắt cho hay, những ngày tới đây, đơn vị tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng nông sản và Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng để xuất khẩu các lô hàng trái cây tươi, đặc biệt là mặt hàng vải quả tươi của Bắc Giang sang thị trường Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.