Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xuất khẩu tôm đạt hơn 231 triệu USD tại thị trường Hàn Quốc

Minh Hoàng - 15:51, 15/08/2022

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022 đạt trên 231 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tôm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc
Tôm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc

Theo VASEP, sau khi tăng trưởng khá tốt từ tháng 2 - 5 năm nay với tốc độ tăng từ 27 -  54%, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc cũng chững lại trong tháng 6, với tốc độ tăng chỉ 6%. Do vậy, quý II năm nay, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc không tăng cao bằng quý I.

Trong cơ cấu các sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, tôm chân trắng chiếm 86,7% trong khi tôm sú chiếm chỉ 3,1%. Trong nửa đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng tăng 41% trong khi tôm sú giảm 10%.

Giá trị xuất khẩu tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh sang Hàn Quốc tăng trưởng mạnh nhất 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam sang Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2022 cũng tăng gần 1 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Nửa đầu năm nay, giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam sang Hàn Quốc dao động từ 8,8 - 9,2 USD/kg, giá trung bình xuất khẩu tôm sú đông lạnh sang Hàn Quốc dao động từ 7,9 - 15 USD/kg.

Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc nhập khẩu trên 384 triệu USD tôm, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hàn Quốc chiếm thị phần áp đảo 45% trong khi các đối thủ khác (Canada chiếm 11%, Trung Quốc 8%, Ecuador 7%).

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.