Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xuất nhập khẩu hàng hóa trong quý I/2024 có nhiều khởi sắc

Thúy Hồng - 05:32, 30/03/2024

Chiều 29/3, Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ công bố tình hình sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thị trường trong nước. Trong đó, đáng chú ý là hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc, tạo đà cho kinh tế nước ta phục hồi, phát triển vững chắc trong những tháng tiếp theo của năm 2024.

Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ công bố tình hình sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thị trường trong nước
Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ công bố tình hình sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thị trường trong nước

Tại cuộc họp báo, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong quý I/2024 khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.

Trong quý I/2024, có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,7%), nhiều hơn 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% (so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, xuất khẩu ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17%(cùng kỳ năm 2023 giảm 11,6%).

Về xuất khẩu các nhóm hàng, nổi bật nhóm nông, lâm, thủy sản với kim ngạch ước đạt 8,46 tỷ USD, tăng 23,8%, chiếm 9,09% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa quý I/2024: Kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn của nước ta trong đều có sự phục hồi tốt và tăng trưởng cao. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 26,06 tỷ USD, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 25,5% (cùng kỳ giảm 21%). Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 12,68 tỷ USD, tăng 5,2% (cùng kỳ giảm 10,2%).

Với kết quả nêu trên, cán cân thương mại tháng 3/2024 tiếp tục thặng dư khoảng 2,93 tỷ USD, cao hơn so với mức thặng dư 1,45 tỷ USD của cùng kỳ năm trước, nâng tổng xuất siêu trong quý I/2024 lên 8,08 tỷ USD (quý I/2023 xuất siêu 4,93 tỷ USD).

Trả lời cơ bản những vấn đề được đại diện cơ quan báo chí về vấn đề xuất khẩu hàng hóa, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết: Trong quý I/2024 kết quả xuất khẩu khởi sắc là do số lượng các đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng. Những nỗ lực trong việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đặc biệt là việc nâng cấp quan hệ với các đối tác thương mại lớn của nước ta như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản... đã củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

TÌnh hình xuất nhập khẩu hàng hoá trong quý I/2024 có nhiều khởi sắc
TÌnh hình xuất nhập khẩu hàng hoá trong quý I/2024 có nhiều khởi sắc

Bên cạnh kết quả khả quan nêu trên, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân lưu ý, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu còn phụ thuộc một số thị trường chính; đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vào xuất khẩu còn hạn chế. Để giữ vững đà tăng trưởng, Bộ Công thương sẽ cùng với các bộ, ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA (hiệp định thương mại) hiện tại, nâng cấp các FTA để mở rộng thị trường, gia tăng khả năng xuất khẩu của hàng Việt Nam.

Để làm rõ giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, đại diện Bộ Công thương sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới. Đồng thời, Bộ Công thương tiếp tục thông tin với các hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường.

Tin cùng chuyên mục
Mùa vàng từ những cánh đồng mẫu lớn ở Ninh Thuận

Mùa vàng từ những cánh đồng mẫu lớn ở Ninh Thuận

Qua 3 năm tổ chức sản xuất, mô hình cánh đồng lớn ở Bác Ái (Ninh Thuận) đã đem lại nhiều hiệu quả, giúp cho đời sống của người dân ở huyện nghèo từng bước thay đổi. Một trong những ưu điểm của mô hình này, là rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất, và đồng bộ được cơ sở hạ tầng của địa phương.