Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Yên Bái Triển khai các giải pháp thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Vân Khánh - 14:55, 18/06/2024

Yên Bái là địa phương đã có nhiều sáng tạo trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG1719 từ năm 2021 đến nay. Theo đó, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa các văn bản, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, có sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương với nhiều cách làm sáng tạo, chủ động. Trên cơ sở đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn, lồng ghép nguồn lực thực hiện, tạo sinh kế bền vững, giúp người dân không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh kiểm tra một mô hình chăn nuôi bò được lồng ghép từ các nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 và nguồn lực của tỉnh Yên Bái tại xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh kiểm tra một mô hình chăn nuôi bò được lồng ghép từ các nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 và nguồn lực của tỉnh Yên Bái tại xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Linh hoạt, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao khi triển khai tại cơ sở

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đạt hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã bám sát thực tiễn của từng địa phương, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, giúp đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no. Những nỗ lực đó đã giúp cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân vùng cao, góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức, cách nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Theo báo cáo, tính đến cuối năm 2023, thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Yên Bái đã giải ngân đạt 1.210 tỉ đồng đồng, bằng 84,2% kế hoạch, trong đó: vốn Ngân sách Trung ương giải ngân đạt trên 1.084 tỉ đồng. Tỉnh đã huy động và thực hiện tốt nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; bảo tồn bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc; hỗ trợ nhà ở, hạ tầng phục vụ dân sinh; cải thiện chất lượng cuộc sống; hệ thống lưới điện được đầu tư; không còn xảy tình trạng hôn nhân cận huyết thống; học sinh được đến trường đúng độ tuổi; tỷ lệ hộ nghèo 5 - 6%/năm.

Trên cơ sở những nguồn lực đầu tư của Nhà nước, tỉnh Yên Bái cũng đã có những giải pháp căn cơ khi linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn, để nâng cao tính hiệu quả của nguồn lực đầu tư không bị manh mún, nhỏ lẻ. Nhiều địa phương trong tỉnh đã như huyện Trạm Tấu đã có cách làm sáng tạo, chủ động, hiệu quả và đạt được yêu cầu về tiến độ giải ngân, nhất là trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhà ở; lồng ghép các nguồn lực đầu tư, phát triển giáo dục…

Đồng bào người Mông tiếp nhận con giống để phát triển chăn nuôi
Đồng bào người Mông tiếp nhận con giống để phát triển chăn nuôi

Là xã được hưởng lợi khá nhiều từ Chương trình MTQG 1719, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên trong 2 năm qua đã được đầu tư 03 dự án công trình nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ téc nước, máy nông cụ; hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ dự án sinh kế cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

Là hộ nghèo, thiếu đất sản xuất, cuối năm 2023 vợ chồng ông Hoàng Văn Ngói, ở thôn Ngòi Lẫu, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, được cấp một chiếc máy cầy mini. "Việc hỗ trợ này đã giúp gia đình ông Ngói không chỉ phục vụ sản xuất trong gia đình, mà còn là phương tiện đi cày thuê, tạo việc làm và sinh kế lâu dài, nuôi con cháu ăn học.

Ông Nguyễn Đức Cải, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, thông tin thêm: Để chính sách đến được với đồng bào, trên cơ sở các tiêu chí, thực hiện bình xét từ thôn, bảo đảm sự công bằng, công khai minh bạch, đúng đối tượng, chúng tôi linh hoạt triển khai hỗ trợ theo nhu cầu thực tế. Hộ nào thiếu đất thì hỗ trợ máy móc nông cụ, hộ nào có đất thì sẽ hỗ trợ cây con giống để đảm bảo tính hiệu quả của nguồn lực hỗ trợ.

Phụ nữ người Mông tích cực trong bảo tồn nét văn hóa truyền thống vẽ sáp ong
Phụ nữ người Mông tích cực trong bảo tồn nét văn hóa truyền thống vẽ sáp ong

Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn. 

Để triển khai tốt Chương trình MTQG 1719, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp các sở, ngành tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh ban hành 4 Nghị quyết, 8 Quyết định cùng nhiều kế hoạch và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ đồng bào DTTS. Trong đó tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt đã được giải quyết: hỗ trợ 788/829 nhà cho hộ nghèo; hoàn thành và đưa vào sử dụng 15/23 công trình nước sinh hoạt tập trung; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất. Hỗ trợ xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 115/168 công trình; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú và xóa mù chữ, hỗ trợ xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 14/18 công trình và nhiều nội dung hỗ trợ khác.

Nhờ có Chương trình MTQG 1719 được đầu tư tại tỉnh đã giải quyết căn cơ những nguyện vọng của đồng bào; từng bước thay đổi diện mạo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm bình quân 7,66% (so với mục tiêu Trung ương giao vượt 2,66%), trong đó huyện Mù Cang Chải giảm 8,51%, huyện Trạm Tấu giảm 6,95%. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%, đạt mục tiêu của Chương trình. 

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 97,6/99% mục tiêu Chương trình. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,5/90% vượt mục tiêu Chương trình (vượt 3,5%). Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được nghe đài phát thanh đạt 99,4/100% mục tiêu Chương trình…

Từ việc hỗ trợ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước phát huy hiệu quả kinh tế, nhiều hộ đã có thu nhập từ chăn nuôi
Triển khai hiệu quả chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước phát huy hiệu quả kinh tế, nhiều hộ đã có thu nhập từ chăn nuôi

Có thể thấy, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò chủ thể của người dân. Đến nay, hàng trăm công trình, dự án được triển khai, trong đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục, văn hóa, hỗ trợ nước phân tán, mua sắm nông cụ máy móc; phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân... Nhiều hộ gia đình vươn lên trở thành những điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu cho gia đình, quê hương, bản làng, qua đó khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hộ dân tộc thiểu số nghèo...

Tin cùng chuyên mục
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV, năm 2024

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV, năm 2024

Sau phiên trù bị, chiều ngày 03/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”, chính thức được khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Tham dự đại hội, có đại diện lãnh đạo Vụ công tác dân tộc địa phương (Bộ phận Cần Thơ), Văn phòng UBDT; ngoài ra có sự tham dự của các Ban Dân tộc các tỉnh bạn gồm: Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Phước.