Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Minh Thu - 19:03, 17/05/2024

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Đồng bào DTTS bon Ja Ráh, xã Nâm Nung huyện Krông Nô có vốn đầu tư tái canh cà phê nhờ được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719.
Đồng bào DTTS bon Ja Ráh, xã Nâm Nung huyện Krông Nô có vốn đầu tư tái canh cà phê nhờ được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719.

Cải thiện đời sống đồng bào DTTS

Ngoài việc đầu tư mở rộng, nâng cấp trường học, từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức đã đầu tư, sửa chữa 2 nhà văn hóa với tổng kinh phí 723 triệu đồng. Các thiết chế văn hóa được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2023 bảo đảm cho việc sinh hoạt, hội họp của người dân địa phương. Địa phương cũng đã nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại bon Bu Prăng 1, phục vụ cho trên 84 hộ dân trong bon.

Trong 2 năm (2022 - 2023), huyện Tuy Đức đã hỗ trợ đất ở cho 51 hộ (44 triệu đồng/hộ); hỗ trợ nhà ở cho 110 hộ (44 triệu đồng/hộ); hỗ trợ đất sản xuất cho 122 hộ (22,5 triệu đồng/hộ). Thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp cho 70 hộ (10 triệu đồng/hộ); hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 304 hộ (3 triệu đồng/hộ). Về chính sách tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 50 hộ được vay hỗ trợ nhà ở và chuyển đổi nghề với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng

"Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tôi mới có điều kiện đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, bán được giá. Năm 2023, gia đình tôi đã thoát khỏi hộ nghèo”,

Chị H’Na Sốp, bon Sa Ú Dru, xã Quảng Khê, huyện Tuy Đức.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện Tuy Đức đã trao cho 143 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các xã Quảng Tâm, Quảng Trực và Đắk Búk So giống gia súc để chăn nuôi (35 con trâu và 108 con bò giống), với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Địa phương tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng chuồng trại, chăn nuôi, chăm sóc, chế biến thức ăn, phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại… Riêng năm 2023, huyện triển khai thực hiện mở mới 11 công trình trong đó có 1 công trình thủy lợi, 3 công trình giáo dục, 7 công trình giao thông nông thôn.

Theo ông Trần Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, địa phương đang tập trung, tăng tốc thực hiện các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719 với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS từ 4% trở lên, phấn đấu giảm khoảng 5% tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào DTTS tại chỗ. Năm 2024, huyện tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bon, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa 34 công trình giao thông, 4 công trình giáo dục, 1 công trình thương mại, 1 công trình thủy lợi.

Hộ nghèo xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức được hỗ trợ bò giống từ Chương trình MTQG 1719.
Hộ nghèo xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức được hỗ trợ bò giống từ Chương trình MTQG 1719.

Còn tại huyện Đắk Glong, từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719, huyện đã tiển khai nhiều dự án giúp đồng bào DTTS thoát nghèo. Điển hình như gia đình chị H’Na Sốp, dân tộc Mạ, ở bon Sa Ú Dru, xã Quảng Khê, trước đây, gia đình có hơn 1ha cà phê, nhưng do thiếu vốn đầu tư, chăm sóc không bài bản nên năng suất không cao. Chính quyền xã đã hỗ trợ gia đình chị H’Na Sốp hơn 16 triệu đồng để mua dê giống. Đồng thời, tạo điều kiện cho chị vay thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm chuồng trại nuôi dê, đầu tư chăm sóc cây trồng. Nhờ đó, gia đình chị H’Na Sốp có thêm nguồn lực đầu tư sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập.

“Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tôi mới có điều kiện đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, bán được giá. Năm 2023, gia đình tôi đã thoát khỏi hộ nghèo”, chị H’Na Sốp chia sẻ.

Theo kế hoạch phân bổ, tổng kinh phí thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện Đắk Glong là hơn 364 tỷ đồng. Trong hai năm (2022 - 2023), huyện Đắk Glong đã triển khai 17 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng của các xã, góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp. Cùng với đó, chính quyền địa phương giúp đỡ một số hộ nghèo học tập kinh nghiệm và vốn để xây dựng mô hình, mang lại hiệu quả và mở thêm hướng thoát nghèo cho đồng bào DTTS.

Một góc khu dân cư đồng bào M'nông ở bon Ol, xã Đắk D'rô, huyện Krông Nô.
Một góc khu dân cư đồng bào M'nông ở bon Ol, xã Đắk D'rô, huyện Krông Nô.

Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Ðắk Nông là hơn 1.136 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 1.062 tỷ đồng; ngân sách địa phương đối ứng hơn 74 tỷ đồng đồng. Trong năm 2023, dự toán ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình là 481 tỷ đồng; nguồn vốn chưa giải ngân năm 2022 được chuyển sang tiếp tục thực hiện trong năm 2023.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình MTQG 1719, các cấp, ngành, địa phương liên quan trong tỉnh Ðắk Nông đang tích cực đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình. Hiện, Ban Dân tộc tỉnh Ðắk Nông cũng chủ động, thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các địa phương, sở, ngành để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm sớm tham mưu, đề xuất giải pháp và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền. Để sớm tháo gỡ những khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng có văn bản báo cáo, đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành những hướng dẫn cụ thể và tham mưu Thủ tướng Chính phủ giải pháp để tháo gỡ vướng mắc để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện chương trình...

Sau gần bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình MTQG 1719 đã và đang góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương và người dân ngày một nâng cao.Đén hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người trên toàn tỉnh tăng thêm 44,6 triệu, đạt mức 59,6 triệu đồng/người/năm. Con số này gấp 4 lần so với thu nhập năm 2011. Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh cũng giảm còn 16,68% so với 29,25% vào năm 2011.







Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.