Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Yên Thành (Nghệ An): Dân nghi ngờ trại lợn “đầu độc” đầu nguồn sông Dinh

Minh Thứ - 14:29, 13/11/2019

Mặc dù chỉ đăng ký với chính quyền nuôi 800 con lợn, thế nhưng theo phản ánh của người dân, chủ trại lợn ở xã Văn Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã nuôi đến hàng nghìn con. Không chỉ vậy, người dân còn nghi ngờ trang trại này xả thải thẳng chất thải xuống đầu nguồn sông Dinh, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trại chăn nuôi lợn ở xã Văn Thành gây ô nhiễm môi trường sống cho hàng ngàn hộ dân.
Trại chăn nuôi lợn ở xã Văn Thành gây ô nhiễm môi trường sống cho hàng ngàn hộ dân.

Ông Đặng Văn Lan, Trưởng thôn Xuân Châu, xã Văn Thành cho biết: Nhà ông sống cách trại lợn 500m. Có những ngày mùi hôi thối bốc lên nồng nặc rất khó thở, đến nỗi gia đình phải gửi cả mấy đứa cháu nhỏ sang nhà anh em nơi khác để ở. 

Tương tự, ông Đào Văn Dũng, thôn Văn Mỹ, xã Văn Thành cũng bức xúc: Những ngày nắng có gió thì mùi càng nặng hơn. Chúng tôi nghi ngờ xả thải trực tiếp ra sông Dinh nên nước sông mới đen ngòm và bốc mùi khó chịu như vậy. 

Còn ông Nguyễn Trí Lĩnh, Trưởng thôn Văn Mỹ cho biết: Từ khi có trại lợn xây dựng nơi đầu nguồn sông Dinh, cuộc sống người dân bị đảo lộn. Ngoài mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, nguồn nước sông cũng ô nhiễm trầm trọng. Trước đây, người dân thường khoan giếng lấy nước ngầm phục vụ sinh hoạt, nhưng giờ đây không ai dám làm nữa. Trong các buổi họp xóm, người dân đã kiến nghị nhiều nhưng đối với xóm chỉ biết truyền đạt ý kiến Nhân dân lên UBND xã. Thậm chí, người dân đã có ý kiến với HĐND các cấp nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Nếu nghi ngờ của người dân đúng, thì rất nguy hiểm đến cuộc sống của Nhân dân, bởi dọc sông Sinh có hàng ngàn hộ sinh sống về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn cho sức khỏe. Có mặt trực tiếp tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận, nước sông Dinh có màu đen và hôi thối. Còn mùi hôi từ không khí thì quá nặng nên rất khó chịu. Tuy nhiên, để vào khu vực bên trong trại lợn thì bảo vệ ngăn cản, với lý do đang có dịch tả lợn châu Phi…

Tuy nhiên, theo một thương lái chuyên thu mua lợn ở trại này (xin dấu tên) thì quy mô nuôi của trại lên đến hàng ngàn con... họ đăng ký nuôi 800 con là để tránh được việc quan trắc và đánh giá tác động môi trường của tỉnh gây tốn kém…

Về vấn đề trại lợn gây ô nhiễm môi trường, ông Nguyễn Quế Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Thành cho biết: Dân bức xúc là cũng đúng, bởi ngay ở trụ sở làm việc của UBND xã cách khoảng 1.000m theo đường chim bay cũng ngửi thấy mùi hôi thối khó chịu. Ông Lĩnh cho biết thêm: Chủ trại lợn này không phải là người địa phương mà ở xã bên cạnh, tên là Thành, đăng ký với xã quy mô nuôi là 800 con, còn số lượng hơn nữa xã không nắm được vì muốn vào kiểm tra thì vướng phải đợt dịch tả lợn châu Phi, lúc nào công bố hết dịch chúng tôi sẽ cho người kiểm tra cụ thể.

Ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Huyện đã nắm được tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh trại lợn ở xã Văn Thành và đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên vào cuộc kiểm tra, nếu sai phạm nhất quyết phải xử lý; quan điểm của huyện là không đánh đổi môi trường cho sự phát triển... 

              

                                     

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười mới “cơ bản” trả lại hiện trạng ban đầu

Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười mới “cơ bản” trả lại hiện trạng ban đầu

Từ tháng 5/2024 đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển đã bám sát cơ sở, nắm bắt thông tin và có đến 11 tin, bài phản ánh về những vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại khu vực giáp ranh giữa địa giới hành chính xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum (thường gọi khu vực Cây đa cười), đến nay, đất ở khu vực Cây đa cười mới “cơ bản” được trả lại hiện trạng ban đầu. Điều đáng nói là khi phóng viên làm việc với lãnh đạo UBND xã Đăk Pxi thì bị từ chối cung cấp thông tin vì cho rằng UBND huyện Đăk Hà đã có văn bản chỉ đạo “Mật”, mọi thông tin giờ đều qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cung cấp.